Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Công nghệ 7 > Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường - trang 20 sgk Công nghệ 7

Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường - trang 20 sgk Công nghệ 7

Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường

Câu hỏi trang 20 sgk Công nghệ 7: Quan sát hình vẽ 7,8,9,10, em hãy cho biết tên của các cách bón phân. Em hãy chọn các câu dưới đây để nêu ưu, nhược điểm của từng cách bón và ghi vào vở bài tập:

1. Cây dễ sử dụng.

2. Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất.

3. Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất.

4. Phân bón dễ bị chuyển than chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất.

5. Tiết kiệm phân bón.

6. Dễ thực hiện, cần ít công lao động.

7. Chỉ bón được lượng nhỏ phân bón.

8. Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp.

9. Chỉ cần dụng cụ đơn giản.

Giải đáp:

Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 20 Công nghệ 7 ảnh 1

Hình 7: Bón theo hốc:

Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 20 Công nghệ 7 ảnh 2

Hình 8: Bón theo hàng

Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 20 Công nghệ 7 ảnh 3

Hình 9: Bón vãi (rải)

Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản

Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 20 Công nghệ 7 ảnh 4

Hình 10: Phun lên lá

Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất

Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp

Câu hỏi trang 22 sgk Công nghệ 7: Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón cho trong bảng dưới đây, em hãy nêu và điền vào vở bài tập cách sử dụng chủ yếu của chúng.

Loại phân bónĐặc điểm chủ yếuCách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?
- Phân hữu cơThành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.
- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp.Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.
- Phân lân.Ít hoặc không hòa tan.

Giải đáp:

Hoàn thành bảng như sau

Loại phân bónĐặc điểm chủ yếuCách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?
- Phân hữu cơThành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.- Bón lót.
- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp.Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.- Bón thúc.
- Phân lân.Ít hoặc không hòa tan.- Bón lót.


Câu 1 trang 22 sgk Công nghệ 7:
Thế nào là bón lót, bón thúc?

Giải đáp:

- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng (do phân cần thời gian phân hủy thành chất hòa tan thì cây mới hấp thụ được) nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây (phân thường ở dạng dễ hòa tan nên cây hấp thụ được ngay) nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt

Câu 2 trang 22 sgk Công nghệ 7: Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

Giải đáp:

Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Nên phải bon vào đất trước khi gieo trồng.

Câu 3 trang 22: Phân đạm, phân kali thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

Giải đáp:

Phân đạm và phân kali thường dùng để bón thúc vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay nên người ta thường bón thúc (bón trong thời gian sinh trưởng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì) để kích thích cây trồng sinh trưởng.