Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Công nghệ 7 > Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá) - trang 146 sgk Công nghệ 7

Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá) - trang 146 sgk Công nghệ 7

Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá)

Câu hỏi trang 146 sgk Công nghệ 7: Nhìn hình 84, em hãy cho biết, để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) cần phải tiến hành như thế nào?

Trả lời câu hỏi Bài 54 trang 146 Công nghệ 7 ảnh 1

Giải đáp:

* Để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) cần phải tiến hành:

- Kiểm tra chiều dài: Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

- Kiểm tra khối lượng của tôm, cá: Bắt cá và tôm để cân lấy khối lượng.

Câu hỏi trang 147 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết vì sao đối với tôm cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh?

Giải đáp:

Đối với tôm cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh vì khi tôm, cá bị bệnh việc chữa trị là rất khó khăn và tốn kém nên ta cần phòng bằng cách cho dùng thuốc trước mùa phát sinh bệnh.

Câu hỏi trang 148 sgk Công nghệ 7: Từ hình 85, em hãy ghi vào vở bài tập một số loại thuôc, hóa chất thường dùng để phòng và trị bệnh cho tôm, cá vào ba nhóm sau:

- Hóa chất.

- Thuốc tân dược.

- Thuốc thảo mộc.

Giải đáp:

- Hóa chất: thuốc tím, vôi.

- Thuốc tân dược: Sulfamit, Ampicilin.

- Thuốc thảo mộc: cây thuốc cá, tỏi, lá xoan.

Câu 1 trang 148 sgk Công nghệ 7: Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá?

Giải đáp:

* Biện pháp chăm sóc tôm, cá:

– Chú ý thời gian cho ăn: Cho ăn khi trời mát tốt nhất là vào buổi sáng từ 7-8 giờ. Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.

– Chú ý cách cho ăn: Cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm cá. Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

Câu 2 trang 148: Những công việc của quản lý ao là gì?

Giải đáp:

* Những công việc của quản lý ao

- Kiểm tra ao nuôi tôm cá:

+ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá.

+ Kiểm trả đăng, cống vào mùa lũ.

+ Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của cá tôm vào buổi sáng.

+ Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào buối sáng lúc nhiệt độ lên cao.

- Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá.

Câu 3 trang 148: Muốn phòng bệnh cho tôm, cá theo em cần phải có những biện pháp gì?

Giải đáp:

Muốn phòng bệnh cho tôm, cá ta có những biện pháp sau:

- Thiết kế ao nuôi hợp lý, có hệ thống cấp, thoát nước tốt.

- Trước khi thả tôm cá cần phải tẩy, dọn ao bằng vôi bột.

- Cho tôm cá ăn đầy đủ để tăng sức đề kháng.

- Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của cá để xử lý kip thời.

- Dùng thuốc phòng chữa mùa tôm, cá dễ mắc bệnh để hạn chế để phòng ngừa bệnh phát sinh.

Câu 4 trang 148: Em hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá?

Giải đáp:

* Tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá:

- Cây thuốc cá: Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.

- Cây thầu dầu tía: Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu 1,5-2m.

- Cây tỏi: Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.