Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Công nghệ 7 > Bài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng - trang 17 sgk Công nghệ 7

Bài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng - trang 17 sgk Công nghệ 7

Bài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng

Câu hỏi trang 17 sgk Công nghệ 7: Dựa vào hình 15,16,17 hãy ghi vào vở bài tập đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt (hoặc cành).

Giải đáp:

- Giâm cành (Hình 15): Từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ. Giâm cành phải cắt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước.

- Ghép mắt (Hình 16): Từ mắt ghép hoặc cành ghép đem ghép vào 1 cây khác.

- Chiết cành (Hình 17): Bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.

Trả lời câu hỏi Bài 11 trang 17 Công nghệ 7 ảnh 1

Câu 1 trang 27 sgk Công nghệ 7: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào?

Giải đáp:

Trình tự sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành qua 4 năm như sau:

- Năm thứ 1: Gieo hạt giống đã được phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

- Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành thừng dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

- Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

- Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

Câu 1 trang 27 sgk Công nghệ 7 ảnh 1

Câu 2 trang 27: Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt (hoặc cành)?

Giải đáp:

- Giâm cành: Là lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Sau một thời gian phần bị cắt sẽ mọc rễ, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua rễ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Ví dụ: Mía, khoai lang, sắn dây,...

- Chiết cành: Trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng. Cây sẽ phát triển như cây bình thường.

Ví dụ: Cam, chanh, bưởi,...

- Ghép mắt: Lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.

Ví dụ: ghép mắt giữa cam và quýt, chanh và cam,...

Câu 3 trang 27: Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?

Giải đáp:

Những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.

- Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời: Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín. Với số lượng lớn thì ta sẽ bảo quả trong các kho cao ráo, sạch sẽ, hoặc bảo quản trong các kho lạnh.