Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Lịch sử 6 > Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta (trang 23 VBT Lịch Sử 6)

Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta (trang 23 VBT Lịch Sử 6)

Bài 1 trang 23 VBT Lịch Sử 6: a) Sử dụng bút chì sáp màu để đánh dấu vào (Hình 11) các nơi tìm thấy di tích của Người tối cổ trên đất nước ta.

b) Em thử nêu ý nghĩa của việc tìm thấy những di tích của Người tối cổ trên đất lãnh thổ nước ta.


Đáp án:

a) Các nơi đã tìm thấy di tích Người tối cổ: Thanh Hóa, Lạng Sơn, Đồng Nai

Bài 1 trang 23 VBT Lịch Sử 6 ảnh 1

b) Việc tìm thấy những dấu vết của Người tối cổ trên đất nước ta đã minh chứng rằng nước ta là 1 nước đã có lịch sử lâu đời, là quê hương của loài người và giúp chúng ta thêm hiểu biết về giống nòi của chúng ta.

Bài 2 trang 24 VBT Lịch Sử 6: Vận dụng kiến thức đã được học ở bài 8 (SGKLS6) hoàn thành bảng hệ thống về Người tinh khôn và Người tối cổ trên đất nước ta.

Những giai đoạn phát triển Thời gian sinh sống Địa điểm tìm thấy dấu tích Công cụ lao động đã tìm thấy Đánh giá sự tiến bộ của công cụ lao động
Người tối cổ
Người tinh khôn – giai đoạn đầu
Người tinh khôn – giai đoạn phát triển

Đáp án:
Những giai đoạn phát triển Thời gian sinh sống Địa điểm tìm thấy dấu tích Công cụ lao động đã tìm thấy Đánh giá công cụ lao động đã có sự tiến bộ
Người tối cổ 30 - 40 vạn năm Thanh Hoá, Lạng Sơn, Đồng Nai.
Công cụ làm bằng đá, mảnh đá. Đá (đẽo, ghè thô sơ, hình thù chưa được rõ ràng).
Người tinh khôn – giai đoạn đầu 3 - 2 vạn năm Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An.
Rìu bằng hòn cuội và công cụ đá. Đá (đẽo, ghè có hình thù rõ ràng. )
Người tinh khôn – giai đoạn phát triển 12000 - 4000 nămBắc Sơn, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ninh.
Đá mài, xương, sừng, đồ gốm. Công cụ ngày càng được cải tiến tiến bộ hơn, kĩ thuật chế tác công cụ cũng ngày càng được nâng cao.