Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Lịch sử 6 > Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo) (trang 53 VBT Lịch Sử 6)

Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo) (trang 53 VBT Lịch Sử 6)

Bài 1 trang 53 VBT Lịch Sử 6: a) Tháng 5 năm 545 là lần thứ mấy giặc Lương keo quân sang xâm lược đất nước ta?

b) Theo em thì trong lần xâm lược này thì quân Lương đã chuẩn bị như thế nào? (Về tướng chỉ huy, quân lính).

c) Chúng ta đã bước vào cuộc kháng chiến lần này với những khó khăn gì?


Đáp án:

a) Lần thứ 3

b) Vua Lương đã cử Dương Phiêu giữ chức Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy 1 đạo quân lớn theo 2 đường bộ và thủy tấn công nước ta.

c) Chúng ta gặp khó khăn: giặc có lực manh, quân ta không thể chống cự nổi nên đành phải thường xuyên rút quân, nhiều tướng đã hi sinh, đến năm 548 vua Lý Nam Đế mất.

Bài 2 trang 53 VBT Lịch Sử 6: a) Sử dụng bút chì sáp màu… đánh dấu các nơi diễn ra những trận đánh lớn của quân ta chặn đường tấn công của quân giặc vào lược đồ cuộc khởi nghĩa Lý Bí và kháng chiến chống quân Lương (Trang 51 – VBTLS6)

b) Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân đội và nhân dân ta ở giai đoạn đầu trong cuộc kháng chiến lần này?

c) Viết 1 đoạn văn ngắn để thể hiện lên tâm trạng của em trước ý chí và tinh thần chiến đấu kiên cường, sự hi sinh anh dũng của vị tướng Phạm Tu cùng rất nhiều nghĩa quân trong trận đánh bảo vệ thành trước cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).


Đáp án:

a)

Bài 2 trang 53 VBT Lịch Sử 6 ảnh 1

Các đốm màu đen: địa diểm diễn ra những trận đánh lớn của quân ta chặn đường tiến công của quân giặc.

b) Quân và dân ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng, quyết liều mạng với quân giặc chứ nhất định không chịu đầu hàng và mất nước.

c) Trước sự tàn bạo của quân giặc, lão tướng Phạm Tu và nhiều nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng, quyết hi sinh để bảo vệ thành trước cửa sông Tô Lịch. Em cảm thấy rất cảm phục, xúc động và biết ơn sâu sắc tới những anh hùng đã hi sinh để bảo vệ lãnh thổ đất nước. Họ là những tấm gương sáng thế hệ sau này noi theo. Em thấy rằng bản thân phải không ngừng cố gắng rèn luyện để không phụ công ơn của các cha anh đi trước.

Bài 3 trang 54 VBT Lịch Sử 6: a) Vì sao Triệu Quang Phục lại được vua Lý Nam Đế tín nhiệm trao quyền tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương?

b) Đọc đoạn văn mô tả về đầm Dạ Trạch ở trang 61 SGKLS6, em thấy căn cứ quân sự này đã mang lại cho ta những thuận lợi nào? Quân giặc khi tấn công vào căn cứ này sẽ gặp những khó khăn nào?

c) Em và các bạn có thể đắp (bằng đất), cắt xốp để dựng lại sơ đồ về đầm Dạ Trạch?


Đáp án:

a) Triệu Quang Phục là một người lập được nhiều công lớn với cuộc khởi nghĩa, là người mà Lý Bí rất tin tưởng nên ông đã đã trao lại quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Triệu Quang Phục.

b) Đầm Dạ Trạch có các ưu điểm như lau sậy mọc um tùm, đầm lầy rộng mênh mông, có các bãi đất cao ráo có thể ở được... rất có lợi cho việc phát triển lực lượng và chiến tranh du kích để tiếp tục kháng chiến chống lại sự xâm lược của nhà Lương.

Quân giặc gặp rất khó khăn khi tấn công ồ ạt vào căn cứ.

c) Gợi ý: Em hãy dựa vào phần miêu tả đầm Dạ Trạch ở trong sgk Lịch sử 6 ở trang 61 để cùng các bạn xây dựng mô hình.

Bài 4 trang 54 VBT Lịch Sử 6: a) Đánh đuổi được giặc Lương ra khỏi bờ cõi đất nước và giành lại được nền độc lập dân tộc vào năm 550. Triệu Quang Phục đã lên ngôi vua (được 20 năm). Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến đây tổ tiên ta đã nhiều phen giành được đất nước từ tay của kẻ thù. Đó là các lần nào?

b) Em có đưa ra nhận xét gì về Lý Phật Tử (người trong họ của Lý Bí) đã đoạt lấy ngôi vua từ tay Triệu Quang Phục? Việc đó đã gây nên những khó khăn gì cho đất nước?


Đáp án:

a) 4 lần. Đó là các lần:

- Cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của quân Tần: kết quả thành công

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi.

- Cuộc kháng chiến chống lại quân Lương của Triệu Quang Phục đã thắng lợi.

b) Hành động của Lý Phật Tử đã cho thấy ông là một người vì quyền lợi cá nhân, vì quyền lợi của chỉ 1 dòng họ mà hi sinh quyền lợi của cả quốc gia. Ông ta là kẻ có tội với đất nước.

Việc đó đã đẩy nước ta đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Tùy. Và cuối cùng đất nước lại một lần nữa rơi vào tay giặc.