Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX (trang 55 VBT Lịch Sử 6)
Bài 1 trang 55 VBT Lịch Sử 6: a) Năm 618 nhà Đường thành lập tại Trung Quốc, đất nước ta một lần nữa rơi vào ách đô hộ của nhà Đường. Chúng đã tổ chức lại bộ máy cai trị (em hãy điền tiếp vào chỗ chấm các biện pháp cai trị của nhà Đường).
- Bộ máy hành chính đã được tổ chức lại
- Sắp đặt lại các quan lại cai trị
- Biện pháp thu thuế
- Quy định cống nạp
- Chuẩn bị sẵn sàng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa
b) Nhận xét của em về thủ đoạn bóc lột và biện pháp cai trị của nhà Đường?
Đáp án:
a)
- Bộ máy hành chính được tổ chức lại: Đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
- Sắp đặt lại quan lại cai trị: Các châu và huyện đều do quan lại Trung Quốc cai trị. Hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản.
- Biện pháp thu thuế: Đặt nhiều loại thuế như thuế đay, thuế sắt, thuế gai, tơ, lụa, …
- Quy định cống nạp: Hằng năm nhân dân ta phải dâng cống nạp các loại sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi, … đặc biệt là phải gánh quả vải sang Trung Quốc để nộp cống.
- Chuẩn bị sẵn sàng đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta: Đắp lũy, xây thành, tăng quân đồn trú, …
b) Dưới ách thống trị của quân độ hộ nhà Đường nước ta đã bị siết chặt thêm bộ máy cai trị, biến nước ta thành phủ của nhà Đường, củng cố thành, hệ thống giao thông để dễ vơ vét, đàn áp, bóc lột nhân dân ta.
Bài 2 trang 56 VBT Lịch Sử 6: a) Thời niên thiếu của Mai Thúc Loan có những điểm gì đặc biệt?
b) Quan sát lược đồ trong H. 49 ở trang 64 – SGKLS6, đưa ra nhận xét về địa bàn hoạt động trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
c) Hoàn thiện lược đồ diễn biến của khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722)
d) Nhờ đâu mà cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan đứng đầu đã giành được thắng lợi nhanh chóng?
Đáp án:
a) Cuộc sống thời thiếu niên của Mai Thúc Loan đã vô cùng khó khăn. Mai Thúc Loan phải chăn trâu, kiếm củi, cày ruộng cho nhà giàu để kiếm sống.
b) Địa bàn hoạt động mà khởi nghĩa Mai Thúc Loan chọn vô cùng thuận lợi cho việc chiến đấu. Ở vùng Sa Nam có 1 thung lung bằng phẳng và phía sau lũng và 2 bên đều có núi cao bao bọc, trước mặt là sôgn Lam nên rất phù hợp để xây dựng căn cứ.
c)
d) Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã nhanh chóng giành được thắng lợi là nhờ tinh thần chiến đấu kiên trì, bền bỉ của nhân dân ta và sự lãnh đạo tài tình của Mai Thúc Loan.
Bài 3 trang 57 VBT Lịch Sử 6: a) Hoàn cảnh và xuất thân của Phùng Hải và Phùng Hưng có gì đặc biệt so với Mai Thúc Loan?
b) Đánh dấu X vào ô trống đứng đầu ý kiến mà em cho là đúng.
Theo em thì nguyên nhân Phùng Hưng cho họp quân khởi nghĩa để chống lại ách đô hộ của nhà Đường là vì:
[] Do ông đã bị bóc lột nặng nề và phải chịu lao dịch khổ ải.
[] Ông khởi nghĩa là để được lên làm vua để được sung sướng và oai.
[] Xuất phát từ tinh thần yêu nước thương dân, căm ghét ách đô hộ của chính quyền đô hộ, muốn nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược để giành lại độc lập cho dân tộc, giải phóng tự do cho nhân dân.
[] Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.
Đáp án:
a) Phùng Hưng sinh ra trong dòng họ nối đời làm thủ lĩnh, còn gọi là quan lang. Còn Mai Thúc Loan chỉ là một người dân bình thường.
b) [X] Xuất phát từ tinh thần yêu nước thương dân, căm ghét ách đô hộ của chính quyền đô hộ, muốn nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược để giành lại độc lập cho dân tộc, giải phóng tự do cho nhân dân.
Bài 4 trang 57 VBT Lịch Sử 6: a) Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) tóm tắt những diễn biến cơ bản 2 cuộc khởi nghĩa của của Phùng Hưng (766 – 790) và Mai Thúc Loan (713 – 722).
b) Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của 2 cuộc khởi nghĩa trên.
Đáp án:
a) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
- Khoảng đầu những năm 10 ở thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan đã mộ binh và nổi dậy tại Hoan Châu.
- Nhân dân Diễn Châu, Ái Châu nổi dậy hưởng ứng, Mai Thúc Loan đã đứng lên xưng đế (Mai Hắc Đế) và lựa chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan đã liên kết với nhân dân các nơi khắp Cham-pa và Giao Châu để tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách đã phải bỏ chạy về Trung Quốc.
Khởi nghĩa Phùng Hưng:
- Vào khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa tại Đường Lâm.
- Nhân dân các vùng đã nổi dậy hưởng ứng và nhanh chóng giành được quyền làm chủ cùng đất của mình.
- Không lâu sau, Phùng Hưng đã đem quân bao vây phủ thành Tống Bình, Phùng Hưng đã chiếm được thành và sắp đặt việc cai trị đất nước.
b)
- 2 cuộc khởi nghĩa đã giúp nước ta giành lại được quyền làm chủ đất nước trong 1 thời gian ngắn.
- Tuy khởi nghĩa cuối cùng đã bị đàn áp nhưng cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của những tầng lớp nhân dân quyết tâm đứng dậy giành chủ quyền độc lập dân tộc, lật đổ ách thống trị tàn ác của nhà Đường.
Bài 5 trang 58 VBT Lịch Sử 6: Em hãy chuyển thể đoạn trích của bài hát chầu văn kể tội của bọn đô hộ nhà Đường còn lưu truyền trong nhân dân và đoạn trích thơ đề ở trên tấm bia kí tại đền thờ Mai Hắc Đế thành 2 đoạn văn xuôi.
a)
“Nhớ khi nội thuộc Đường triều,
Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá,
Ngựa hồng trần kể đã héo hon…”
b)
“Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công
Cống vải từ nay Đường phải dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung. ”
Đáp án:
a) Dưới ách thống trị của nhà Đường, đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ. Nhân dân ta đã phải nộp rất nhiều thứ thuế, đã vậy lại còn phải tìm các loại sản vật quý hiếm để cống nộp cho chúng. Hàng năm tới vụ mùa, nhân dân phải thay nhau gánh quả vải sang nhà Đường để cống nộp.
b) Trước hoàn cảnh đất nước loạn lạc, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, chiêu binh đánh giặc. Thanh thế của ông đã vang khắp đất nước và đã nhận được sự hưởng ứng của toàn dân. Nghĩa quân đánh chiếm được các thành quan trọng, Mai Thúc Loan lên ngôi và lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Nhân dân ta đã không phải cống vải cho nhà Đường nữa.
Bài trước: Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo) (trang 53 VBT Lịch Sử 6) Bài tiếp: Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX (trang 58 VBT Lịch Sử 6)