Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Lịch sử 6 > Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế (trang 26 VBT Lịch Sử 6)

Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế (trang 26 VBT Lịch Sử 6)

Bài 1 trang 26 VBT Lịch Sử 6: Quan sát hình H28, H29 và đọc kĩ mục 1 của bài 10 (trang 30 – SGK LS6) để hoàn thành những yêu cầu dưới đây:

a) Nhận xét về những sự tiến bộ của công cụ đá thời kì này.

b) Ngoài công cụ đá trong thời kì này người ta còn làm được các loại công cụ và đồ dùng nào khác.

c) Việc tìm thấy chỉ lưới làm bằng đất nung đã cho ta biết thêm điều gì?


Đáp án:

a) Công cụ đá trong thời kì này đã có sự tiến bộ vượt bậc so với giai đoạn trước. Công cụ được mài nhẵn nhỏ nhắn, hai mặt, vừa tay.

b) Ngoài các loại công cụ bằng đá, người ta còn làm được các loại trang sức, các loại đồ gốm khác nhau như vại, bát đĩa, bình, vò, cốc, …

c) Việc tìm thấy chỉ lưới làm bằng đất nung đã cho thấy bên cạnh việc chăn nuôi, trồng trọt, con người thời đó đã biết đánh bắt thủy hải sản để cải thiện cuộc sống.

Bài 2 trang 27 VBT Lịch Sử 6: Kĩ thuật luyện kim đã ra đời có mối liên quan gì với nghề gốm?

Các thông tin dưới đây, thông tin nào đã góp phần khẳng định nghề gốm chính là cơ sở để tìm ra thuật luyện kim. Đánh dấu X vào ô trống đứng trước câu nào mà em cho là đúng:

[] Đào đất sét người ta sẽ tìm được kim loại thiếc, đồng.

[] Nung đồ gốm sẽ phát hiện ra kim loại, đồng, thiếc nóng chảy sau đó lại đông cứng khi nguội đi.

[] Nhào nặn đất sét để làm đồ gốm thì người ta sẽ nghĩ đến việc làm khuôn đúc kim loại bằng đất sét.


Đáp án:

[X] Nung đồ gốm sẽ phát hiện ra kim loại, đồng, thiếc nóng chảy sau đó lại đông cứng khi nguội đi.

Bài 3 trang 27 VBT Lịch Sử 6: Qua đoạn trích này chúng ta có thể rút ra được kiến thức lịch sử gì?

Bánh chưng bánh giầy

(Trích đoạn)

“… Trong trời đất, không gì là quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới có thể nuôi sống con người và ăn không bao giờ biết chán. Những thứ khác tuy ngon, nhưng lại hiếm, mà ncon gười không thể làm ra được. Còn lúa gạo thì có thể tự trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh để lễ Tiên Vương.

………

- Bánh hình tròn là tượng chưng cho Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng chưng cho Đất, các thứ đậu xanh, thịt mỡ, lá dong là tượng chưng cho cây cỏ, cầm thú muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là có ngụ ý yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật lên hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ là người nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

Từ đấy nước ta chăm lo nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục làm bánh chưng, bành giầy vào ngày tết. Thiếu bánh chưng bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày tết”.

(Ngữ văn 6 – Tập 1, NXB Giáo dục, 2002, tr. 10)


Đáp án:

Quan đoạn trích trên ta có thế thấy được việc làm bánh trưng bánh giầy trong ngày Tết đã có từ rất lâu đời, từ thời Văn Lang. Đó chính là một trong số những phong tục tập quán của nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra, ta cũng có thể biết được ý nghĩa của bánh trưng, bánh giầy và vai trò của lúa gạo đối với người Việt.