Bài 28: Ôn tập (trang 67 VBT Lịch Sử 6)
Bài 1 trang 67 VBT Lịch Sử 6: a) Toàn bộ chương trình lịch trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 6 chúng ta đã học, nếu được chia thành nội dung thì có 3 phần lớn. Em hãy tự làm thống kê sau đó ghi vào hàng kẻ chấm.
I. Mở đầu: Số chương…, số bài…
II. Lịch sử thế giới: Số chương…, số bài…
III. Lịch sử Việt Nam: Số chương…, số bài…
b) Lịch sử Việt Nam gồm có 4 thời kỳ (chương)
Em hãy hoàn thành bài tập dưới đây:
Thời kì (chương) | Thời gian của lịch sử (cách chúng ta ngày nay) | Nội dung chính |
Đáp án:
a) Toàn bộ chương trình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 6 chúng ta đã học, nếu chia theo nội dung thì có thể chia thành 3 phần lớn. Em hãy tự làm thống kê sau đó ghi vào hàng kẻ chấm.
IV. Mở đầu: Số chương 0, số bài 2
V. Lịch sử thế giới: Số chương 0, số bài 5
VI. Lịch sử Việt Nam: Số chương 5, số bài 21
b)
Thời kì (chương) | Thời gian của lịch sử (cách chúng ta ngày nay) | Nội dung chính |
Buổi đầu lịch sử nước ta (Chương I) | 3 – 4 triệu năm | Thời nguyên thủy trên lãnh thổ nước ta và đời sống của người nguyên thủy trên lãnh thổ nước ta. |
Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc (Chương II) | Hơn 3000 năm | Các chuyển biến trong đời sống vật chất và tinh thần, đời sống kinh tế, xã hội của cư dân Văn Lang. Nhà nước Âu Lạc |
Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành lại độc lập (Chương III) | Hơn 2000 năm. | Đời sống của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến ở phương Bắc. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu để giành lại nền độc lập dân tộc. |
Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X (Chương IV) | Hơn 1000 năm. | Cuộc đấu tranh giành lại quyền tự chủ của họ Dương, họ Khúc. Ngô Quyền và chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. |
Bài 2 trang 68 VBT Lịch Sử 6: Các thông tin lịch sử dưới đây chưa được sắp xếp khoa học. Em hãy sử dụng bút chì, thước kẻ để nối tên những nhân vật lịch sử với sự kiện, biểu tượng lịch sử tương ứng, hoặc là đánh số, ghi chữ cái để gắn kết những thông tin có mối quan quan với nhau.
Số thứ tự hoặc A, B, C, … | Những nhân vật lịch sử | Số thứ tự hoặc A, B, C, … | Những sự kiện, biểu tượng lịch sử |
Lý Bí (Lý Bôn) | Dựng nước Văn Lang | ||
Mai Thúc Loan | Căn cứ đầm Dạ Trạch | ||
Trưng Trắc, Trưng Nhị | Cuộc khởi nghĩa nổi dậy vào mùa xuân năm 542 | ||
Thục Phán | Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 248 | ||
Các vua Hùng | Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 40 | ||
Ngô Quyền | Thành lập nước Âu Lạc | ||
Phạm Tu | Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra trong các năm 713 - 722 | ||
Khu Liên | Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong các năm 776 - 791 | ||
Triệu Quang Phục | Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 | ||
Triệu Thị Trinh | Thành lập quốc gia Lâm Ấp | ||
Phùng Hưng, Phùng Hải | Cuộc chiến đấu giữ thành tại cửa sông Tô Lịch. |
Đáp án:
Số thứ tự hoặc A, B, C, … | Những nhân vật lịch sử | Số thứ tự hoặc A, B, C, … | Những sự kiện, biểu tượng lịch sử |
6 | Lý Bí (Lý Bôn) | 1 | Dựng nước Văn Lang |
9 | Mai Thúc Loan | 8 | Căn cứ đầm Dạ Trạch |
3 | Trưng Trắc, Trưng Nhị | 6 | Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào mùa xuân năm 542 |
2 | Thục Phán | 5 | Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 248 |
1 | Các vua Hùng | 3 | Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 40 |
11 | Ngô Quyền | 2 | Thành lập nước Âu Lạc |
7 | Phạm Tu | 9 | Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong các năm 713 - 722 |
4 | Khu Liên | 10 | Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong các năm 776 - 791 |
8 | Triệu Quang Phục | 11 | Chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938 |
5 | Triệu Thị Trinh | 4 | Thành lập quốc gia Lâm Ấp |
10 | Phùng Hưng, Phùng Hải | 7 | Cuộc chiến đấu giữ thành tại cửa sông Tô Lịch. |
Bài 3 trang 69 VBT Lịch Sử 6: Nếu chỉ được phép lưu giữ 9 sự kiện lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 6 vào đĩa mềm (bộ nhớ) thì em sẽ lựa chọn các sự kiện nào? (Em có thể trao đổi với các bạn của em để có sự thống nhất).
Đáp án:
1. Thế kỉ VII TCN: Nước Văn Lang thành lập.
2. Năm 207 TCN: Nước Âu Lạc của vua An Dương Vương thành lập.
3. Năm 179 TCN: Nước Âu Lạc bị quân của Triệu Đà xâm lược.
4. Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diển ra.
5. Năm 192 – 193: Nước Lâm Ấp thành lập.
6. Năm 544: Nước Vạn Xuân thành lập.
7. Năm 550: Triệu Quang Phục giành lại độc lập dân tộc.
8. Năm 905: Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành lại chính quyền tự chủ.
9. Năm 938: Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã khẳng định nền độc lập tự chủ hoàn toàn của đất nước ta.
Bài 4 trang 69 VBT Lịch Sử 6: a) Sự khác nhau cơ bản của phần lịch sử mà em đã được học trong bộ môn xã hội và Tự nhiên ở các lớp cấp tiểu học và môn học Lịch sử mà bây giờ các em đã được học ở chương trình lớp 6 là gì?
b) Em thử đưa ra phương pháp học để học tốt môn Lịch sử ở lớp 6.
Đáp án:
a) Sự khác biệt cơ bản của chương trình Lịch sử ở cấp tiểu học và Lịch sử lớp 6 là: Lịch sử lớp 6 đã được tìm hiểu kĩ hơn lịch sử Việt Nam và thế giới, kiến thức cụ thể và chi tiết hơn.
b) Phương pháp giúp học tốt môn Lịch sử 6: chú ý nghe thầy cô giáo giảng ở trên lớp. Về nhà sưu tầm những tư liệu có liên quan đến bài học để nắm vững kiến thức, tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
Bài 5 trang 70 VBT Lịch Sử 6: a) Em hãy viết điều mà em tâm đắc nhất sau khi học xong chương trình lịch sử lớp 6 (viết thật ngắn gọn và súc tích).
b) Thái độ, tình cảm, tinh thần học tập của em đối với môn Lịch sử? (Em hãy nói thật lòng mình). Em còn gặp những khó khăn và trở ngại gì khi học tập bộ môn Lịch sử ở lớp 6?
Đáp án:
a) Điều em cảm thấy tâm đắc nhất khi học xong chương trình lịch sử lớp 6 đó là em đã được biết về nguồn gốc của loài người, biết được nguồn gốc của lịch sử dân tộc Việt Nam. Em đã biết rằng thế đi trước đã phải hi sinh xương máu, anh dũng, hy sinh chiến đấu quên mình để bảo vệ độc lập cho đất nước.
b) Em cảm thấy rất yêu thích môn Lịch sử. Khi học môn Lịch sử đã giúp em cảm thấy biết ơn, cảm phục các vị anh hùng hi sinh cho non sông đất nước. Em cũng cảm thấytự hào vì mình là người Việt Nam.
Khó khăn em gặp phải khi học Lịch sử: Đôi khi kiến thức còn khô khan, nặng với học sinh.
Bài trước: Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (trang 65 VBT Lịch Sử 6)