Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (trang 50 VBT Lịch Sử 6)
Bài 1 trang 50 VBT Lịch Sử 6: a) Em hãy nhớ lại và đếm xem từ sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta từ đó đến bấy giờ (năm 542) dân tộc ta đã mấy lần rơi vào tay nhà Triệu, đã bao nhiêu năm sống dưới ách đô hộ của những triều đại phong kiến Trung Quốc? (Dựa vào sơ đồ về thời gian sau đây để tính)
b) Chính sách cai trị và bóc lột của chính quyền nhà Lương còn tàn bạo và khốc liệt hơn được thể hiện ở các điểm nào?
- Phân biệt đối xử
- Biện pháp bóc lột
- Em thử hình dung xem tình cảnh của nhân dân ta vào thời điểm lúc bấy giờ
- Đặt vị trí của mình vào 1 người dân lao động ở thời kỳ đó, em có hành động và suy nghĩ như thế nào?
Đáp án:
a) 720 năm
b)
- Phân biệt đối xử: Chỉ có tôn thất nhà Lương và một vài dòng họ lớn là mới được giao các chức vụ quan trọng.
- Biện pháp bóc lột: Đặt ra rất nhiều thứ thuế vô lí, có người đến bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế.
- Đời sống nhân dân ta ở thời điểm bấy giờ vô cùng túng quẫn, cực khổ, chịu rất nhiều thứ thuế, lao dịch nặng nề.
- Đặt vị trí của bản thân vào người dân lao động ở hoàn cảnh bấy giờ, em có suy nghĩ cần phải quyết tâm lật đấu tranh lật đổ ách đô hộ và giành lại độc lập. Em sẽ tham gia những cuộc khởi nghĩa yêu nước.
Bài 2 trang 51 VBT Lịch Sử 6: a) Sử dụng bút chì sáp màu để thể hiện diễn biến của cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và 2 lần đánh tan quân Lương (sử dụng màu phân biệt lần thứ nhất và lần thứ 2).
b) Em có đưa ra nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Lực lượng ở miền Chu Diên tham gia cuộc khởi nghĩa có gì đặc biệt?
Đáp án:
a)
Mũi tên màu đỏ: Đánh quân Lương lần thứ nhất
Mũi tên màu xanh: Đánh quân Lương lần thứ 2
b)
- Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí rất đông đảo, quy tụ nhiều hào kiệt ở khắp nơi trong cả nước.
- Lực lượng ở miền Chu Diên có điểm đặc biệt là ở đây có vị tướng rất tài giỏi, sau này sẽ tiếp tục tiếp nối sự nghiệp của Lý Bí, đó chính là Triệu Quang Phục.
Bài 3 trang 52 VBT Lịch Sử 6: a) Nêu các việc làm của Lý Bí sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
b) Em hiểu thế nào về ý nghĩa của các tên gọi “Thiên Đức”, “Vạn Xuân” ở trong bài?
Đáp án:
a) Mùa xuân năm 544, Lý Bí đã chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy tên nước là Vạn Xuân, đóng đô tại cửa sông Tô Lịch, lấy niên hiệu là Thiên Đức và lập nên triều đình với 2 ban văn võ.
b) Việc lấy tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện lòng mong mỏi cho sự trường tồn của đất nước, của dân tộc.
Đặt niên hiệu “Thiên Đức” là đẻ thể hiện việc nước ta giành độc lập, Lý Bí lên ngôi vua là hoàn toàn hợp với ý trời.
Bài 4 trang 52 VBT Lịch Sử 6: Từ khi đất nước ta rơi vào tay chính quyền nhà Triệu (Triệu Đà) năm 179 TCN tới bấy giờ đã hơn 700 năm, nhân dân ta đã phải sống dưới ách áp bức, đô hộ của những triều đại phong kiến Trung Quốc.
Em có thể hoá thân thành 1 người dân lao động ở thời điểm lúc bấy giờ để viết lên những dòng suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trước thắng lợi của đất nước vừa giành được.
Đáp án:
Tôi tên là Phạm Tùng, là một người nông dân nghèo quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Của cải làm ra không được bao nhiêu vậy mà còn phải gánh hàng trăm loại thuế. Bọn chính quyền đô hộ còn cướp đất của tôi. Không thể cam chịu ách thống trị tàn ác của chính quyền đô hộ nên tôi đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của chỉ huy Lý Bí. Năm 543, cuộc khởi nghĩa Lí Bí đã thắng lợi, tôi và nhiều anh em khác vô cùng hạnh phúc, sung sướng, cuộc sống mới, chân trời mới rộng mở với chúng tôi. Tôi đã được trở về quê đoàn tụ với gia đình.
Bài trước: Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) ( trang 49 VBT Lịch Sử 6) Bài tiếp: Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo) (trang 53 VBT Lịch Sử 6)