Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Lịch sử 6 > Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (trang 43 VBT Lịch Sử 6)

Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (trang 43 VBT Lịch Sử 6)

Bài 1 trang 43 VBT Lịch Sử 6: a) Nêu những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi đánh đuổi quân đô hộ ra khỏi đất nước để giành lại độc lập cho đất nước.

b) Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua và chọn Mê Linh làm nơi để đóng đô có ý nghĩa gì?


Đáp án:

a) Các việc làm của Hai Bà Trưng sau khi đuổi quân đô hộ ra khỏi lãnh thổ nước ta:

- Trưng Trắc lên ngôi và chọn Mê Linh làm kinh độ, lập lại chính quyền.

- Xá thuế 2 năm liền cho nhân dân.

- Bãi bỏ những điều luật hà khắc, những thứ lao dịch nặng nề.

b) Khẳng định đất nước ta là đất nước có chủ quyền, có vua, mang lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh lớn để đánh thắng quân xâm lược.

Chọn Mê Linh làm nơi để đóng đô là để thể hiện tinh thần yêu đất nước, yêu quê hương và đặt đô ở nơi quê nhà.

Bài 2 trang 44 VBT Lịch Sử 6: a) Để thực hiện cuộc xâm lược này, nhà Hán đã phải chuẩn bị như thế nào? (tướng chỉ huy, quân lính, dân phu). Em có đưa ra nhận xét gì về sự chuẩn bị đó?

b) Sử dụng bút chì sáp màu, vẽ những kí hiệu thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán vào bản lược đồ (Hình 14) (lưu ý sử dụng màu phân biệt giữa ta và địch).

c) Em có đưa ra nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của Hai Bà Trưng, những vị tướng lĩnh và nghĩa quân?


Đáp án:

a) Mã Viện là một vị tướng có kinh nghiệm chinh chiến tại phương Nam, lãnh đạo hai vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và dân phu để tấn công nước ta. Như vậy có thể thấy rằng nhà Hán đã chuẩn bị rất kĩ lượng cho cuộc xâm lược này.

b)

Mũi tên màu đen: Hướng quân địch tấn công

Mũi tên màu đỏ: Hướng quân ta phản công.

c) Hai Bà Trưng và những vị tướng lĩnh có tinh thần quyết hi sinh, chiến đấu vô cùng quả cảm để bảo vệ non sông đất nước.

Bài 3 trang 45 VBT Lịch Sử 6: a) Xem ảnh đền thờ Hai Bà Trưng H. 45 (trang 52 – SGKLS6). Theo em việc làm này có ý nghĩa như thế nào?

b) Ở quê em có các công trình xây dựng nào gắn liền với tên tuổi của Hai Bà Trưng. Ví dụ: Đường phố, tên trương học, đền thờ?

c) Ngày 6/2 (theo âm lịch) là ngày giỗ của Hai Bà Trưng. Tại quê em, trường em đã tổ chức lễ kỉ niệm như thế nào? Theo em thì việc tổ chức lễ kỉ niệm đó có nên đưa vào các chương trình của liên đội không? Nếu có thì nên làm như thế nào?


Đáp án:

a) Việc làm đó có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, thể hiện lòng biết ơn của người Việt ta đối với các vị anh hùng có công với tổ quốc.

b) Đền thờ Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)

Quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội

Trường trung học phổ thông Hai Bà Trưng ở Hà Nội

c) Ở địa phương em có tổ chức lễ hội để kỉ niệm ngày giỗ của Hai Bà Trưng.

Việc tổ chức lễ kỉ niệm nên đưa vào chương trình của liên đội.

Có thể tổ chức các buổi ngoại khóa để tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc, trong đó có nhân vật Hai Bà Trưng.