Bài 14: Nước Âu Lạc (trang 35 VBT Lịch Sử 6)
Bài 1 trang 35 VBT Lịch Sử 6: Nêu các khó khăn của nước ta dưới thời vua Hùng Vương thứ 18 – triều vua cuối cùng của đất nước Văn Lang. Trong đó, khó khăn nào đã trở thành mối nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đất nước.
Đáp án:- Vua không lo sửa sang võ bị mà chỉ ham ăn uống và vui chơi.
- Khi lũ lụt xảy ra, đời sống nhân dân đã gặp phải nhiều khó khăn.
- Năm 218 TCN, vua Tần đã đem quân đánh xuống phương Nam để mở mang bờ cõi. Đây chính là nguy cơ đe dọa tới sự tồn vong của dân tộc.
Bài 2 trang 35 VBT Lịch Sử 6: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Trước sức mạnh của quân Tần (lực lượng của giặc đông hơn so với quân ta nhiều lần), nhân dân ta đã hợp sức nhau lại cùng bỏ nhà cửa trốn vào rừng. Ban ngày, im hơn lặng tiếng còn ban đêm chạy ra tập kích đánh úp và chiến đấu lâu dài, sáu năm sau đã giành được thắng lợi. Cách đánh giặcnhư trên chính là:
[] Dùng chiến thuật đánh du kích.
[] Lấy lấy ít đánh nhiều, yếu chống mạnh.
[] Lấy lâu dài tại chỗ để chống chọi lại quân giặc ở xa.
[] Thể hiện tất cả các ý trên.
Đáp án:
[X] Thể hiện tất cả các ý trên.
Bài 3 trang 36 VBT Lịch Sử 6: Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Vua An Dương Vương đóng đô tại Phong Khê (Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội) theo em là vì:
[] Đây là một vùng đất bằng phẳng, rộng và thuận tiện cho giao thông thủy bộ.
[] Bấy giờ lực lượng của ta đã đủ mạnh để chống trả những cuộc xâm lấn của giặc.
[] Đóng đô hiên ngang ở trung tâm của đất nước để thể hiện thanh thế của đất nước ta sánh ngang với những nước lớn khác.
[] Cả 3 ý kiến trên đều đúng.
Đáp án:
[X] Đây là một vùng đất bằng phẳng, rộng và thuận tiện cho giao thông thủy bộ.
Bài 4 trang 36 VBT Lịch Sử 6: a) Vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương
b) So sánh nhà nước Văn Lang với nhà nước Âu Lạc để tìm ra:
- Sự giống nhau cơ bản về tổ chức
- Sự khác nhau về tính chất nhà nước
c) Về mặt cơ cấu dân cư thì xã hội Âu Lạc và Văn Lang về cơ bản giống nhau. Nêu các tầng lớp dân cư trong xã hội Âu Lạc.
Đáp án:
a)
b)
- Giống nhau cơ bản ở tổ chức xã hội: Tổ chức nhà nước dưới thời An Dương Vương đều chia thành những cấp giống với thời Hùng Vương.
- Khác nhau là về tính chất nhà nước: Tuy nhiên, quyền của nhà nước chặt chẽ hơn và cao hơn. Vua có quyền thế lớn nhất trong việc trị nước.
c) Những tầng lớp dân cư trong xã hội nước Âu Lạc: các người quyền quý, nô tì, dân tự do.
Bài trước: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang trang 33 VBT Lịch Sử 6) Bài tiếp: Bài 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo) (trang 37 VBT Lịch Sử 6)