Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Vật Lí 6 > Bài 5: Khối lượng đo khối lượng (trang 17 SBT Vật Lí 6)

Bài 5: Khối lượng đo khối lượng (trang 17 SBT Vật Lí 6)

Bài 5.1. Trên 1 hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:

A. sức nặng của hộp mứt

B. thể tích của hộp mứt

C. khối lượng của hộp mứt

D. khối lượng và sức nặng của hộp mứt


Đáp án:

Chọn đáp án C

Trên 1 hộp mứt Tết có ghi chỉ số 250g. Thông số này chỉ khối lượng của hộp mứt.

Bài 5.2. Trên nhãn của hộp sữa Ông Thọ có ghi 397 gam. Số đó có ý nghĩa gì? Khi hết sữa, em cần rửa sạch hộp, lau khô sau đó đổ đầy gạo đến tận miệng hộp. Em hãy tìm cách làm sao để đo chính xác xem được bao nhiêu gam gạo? Lượng gạo đó nhỏ hơn, lớn hơn hay đúng bằng 397 gam?


Đáp án:

Số 397 gam chỉ khối lượng sữa đựng trong hộp. Lượng gạo đó có khối lượng nhỏ hơn 397g. 1 miệng bơ gạo có chứa khoảng 240 gam đến 260 gam gạo

Bài 5.3. Có ba biển báo giao thông A, B và C (hình 5.1). Các câu sau đây cho biết thông tin của các biển báo đó

Hãy viết các chữ A, B và C vào chỗ chấm của các câu dưới đây sao cho phù hợp với thông tin và vị trí đặt tấm biển đó

a. Biển…cho biết chiều cao tối đa (được đo theo đơn vị mét) từ mặt đường trở lên của các loại phương tiện tham gia giao thông để khỏi đụng phải gầm cầu khi đi qua gầm cầu

b. Biển…cho biết vận tốc tối đa mà phương tiện giao thông được phép (tính theo kilomet/ giờ) khi đi trên đoạn đường trước mặt

c. Biển…cho biết khối lượng (đo theo đơn vị tấn) tối đa cho phép của cả xe tải và hàng hóa trên xe khi đi qua 1 chiếc cầu

d. Biển…thường cắm trên các đoạn đường và phải hạn chế tốc độ

e. Biển…cắm ở đầu cầu

f. Biển…gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở trước hầm xuyên núi


Đáp án:

a. Biển C b. Biển B c. Biển A

d. Biển B e. Biển A f. Biển C

Bài 5.4. Có 1 cái cân đồng hồ đã cũ và không còn được chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một quả cân?


Đáp án:

Đặt vật lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân

Bài 5.5*. Có cách đơn giản nào có thể kiểm tra xem 1 cái cân có chính xác hay không?

Đáp án:

Em thử cân 1 số quả cân hoặc một số đồ vật có khối lượng đã biết. Đặt lên đĩa cân so sánh với số chỉ của cân và khối lượng của các quả cân đã biết sau đó đưa ra kết luận đúng sai

Bài 5.6. Trên 1 viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ chấm cần phải ghi đơn vị nào sau đây?

A. mg

B. cg

C. g

D. kg


Đáp án:

Chọn đáp án A

Vì viên thuốc cảm có khối lượng rất nhỏ do đó ta chỉ có thể đo được bằng đơn vị mg. Vậy đáp án đúng phải chọn là đáp án A.

Bài 5.7. Trên vỏ 1 hộp thịt có ghi thông số 500g. Số liệu đó biểu thị:

A. thể tích của cả hộp thịt

B. thể tích của lượng thịt trong hộp

C. khối lượng của cả hộp thịt

D. khối lượng của thịt đựng trong hộp


Đáp án:

Chọn đáp án D

Trên vỏ của 1 hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ khối lượng của thịt đựng trong hộp.

Bài 5.8. Trên vỏ của các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml), Số liệu đó chỉ:

A. thể tích của cả chai nước

B. thể tích của nước đựng trong chai

C. khối lượng của cả chai nước

D. khối lượng của nước ở trong chai


Đáp án:

Chọn đáp án B

Trên vỏ của chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml), Số liệu đó là chỉ: thể tích của nước đựng trong chai

Bài 5.9. 1 cân Rôbécvan có đòn cân phụ được vẽ như trong hình 5.2.

ĐCNN của cân này là:

A. 1g

B. 0,1g

C. 5g

D. 0,2g


Đáp án:

Chọn đáp án D

Ta thấy ĐCNN của cân là khoảng cách gần ở nhất giữa hai vạch là: 1: 5= 0,2 (g).

Bài 5.10. Sử dụng loại cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân 1 vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật là:

A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ

B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ

C. tổng khối lượng của các quả cân được đặt trên đĩa

D. tổng khối lượng của các quả cân được đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã


Đáp án:

Chọn đáp án D

Sử dụng loại cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân 1 vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật chính bằng tổng khối lượng của các quả cân được đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.

Bài 5.11. 1 quyển sách giáo khoa (SGK) Vật lí 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam? Hãy tìm cách để cân quyển SGK và chọn câu trả lời đúng.

A. Trong khoảng từ 100g - 200g

B. Trong khoảng từ 200g - 300g

C. trong khoảng 300g - 400g

D. trong khoảng 400g - 500g


Đáp án:

Chọn đáp án A

Cuốn sách SGK Vật lí 6 có khối lượng rất nhỏ chỉ trong khoảng từ 100g - 200g. Muốn cân được cuốn SGK ta cần dùng cân Rô- béc- van thoạt đầu ta chỉ cần điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân làm sao phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đặt quyên sách lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên phải một số quả cân có khối lượng áng chừng phù hợp với cuốn sách và điều chỉnh con mã làm sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng ở giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân ở trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã đó chính là khối lượng của cuốn sách.

Bài 5.12. Khối lượng 1 chiếc cặp đang đựng sách vào cỡ bao nhiêu?

A. vài gam

B. vài trăm gam

C. vài kilogam

D. vài chục kilogam


Đáp án:

Chọn đáp án C

Khối lượng của 1 chiếc cặp có chứa sách không thể nhỏ đến hàng gam do đó ta không thể chọn đáp án A và B, nhưng nó cũng không thể lên đến vài chục kilogam nên không thể chọn đáp án D. Đáp án đúng nhất phải là đáp án C.

Bài 5.13. Cân trong hình 5.3. có GHĐ và ĐCNN là:

A. 5kg và 0,5kg

B. 50kg và 5kg

C. 5kg và 0,05kg

D. 5kg và 0,1kg


Đáp án:

Chọn đáp án C

Vì khối lượng lớn nhất được ghi trên cân là 5kg do đó cân có GHĐ là 5kg và khoảng cách gần nhất giữa hai vạch là 0,05kg vì vậy ĐCNN của cân là 0,05kg.

Bài 5.14. Kết quả đo khối lượng trong hình 5.3 được ghi đúng là:

A. 1kg

B. 950kg

C. 1,00kg

D. 0,95g


Đáp án:

Chọn đáp án C

Kết quả đo khối lượng trong hình 5.3 được ghi chính xác là 1,00kg vì ĐCNN của cân là 0,05kg.

Bài 5.15. Một cân đĩa thăng bằng khi:

a. Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g và 10g

b. Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột.

Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau


Đáp án:

a) Vì cân ở trạng thái thăng bằng nên khối lượng vật cần đo ở bên trái bằng tổng khối lượng các quả cân ở đĩa bên phải.

Khối lượng hai gói kẹo ở đĩa cân bên trái là: m = 100 + 50 + 20 + 20 + 10 = 200g.

=> khối lượng một gói kẹo bằng: m1 = m: 2 = 200: 2 = 100g.

b) Khối lượng của năm gói kẹo trên đĩa cân bên trái là:

mk = 5. m1 = 5.100 = 500g.

Vì cân ở trạng thái thăng bằng nên khối lượng của năm gói kẹo ở đĩa cân bên trái bằng tổng khối lượng hai gói sữa bột ở đĩa cân bên phải.

=> khối lượng 1 gói sữa bột bằng: m2 = 500: 2 = 250g.

Bài 5.16. Có sáu viên bi nhìn bề ngoài giống y hệt nhau. Trong đó có một viên bằng chì nặng hơn và năm viên bằng sắt

Hãy chứng minh rằng chỉ cần sử dụng Rôbécvan cân hai lần là có thể phát hiện ra viên bi bằng chì

Đáp án:

- Lần thứ nhất: đặt lên mỗi đĩa cân ba viên bi. Đĩa cân nặng hơn chính là đĩa cân có chứa viên bi bằng chì.

- Lần cân thứ 2: lấy hai trong ba viên bi ở đĩa cân nặng hơn sau đó đặt lên mỗi đĩa cân một viên này. Có thể xảy ra hai trường hợp dưới đây:

+ Cân thăng bằng: hai viên bi nặng bằng nhau và đều là loại bi sắt. Viên bi còn lại chưa đặt lên đĩa cân chính là viên bi bằng chì.

+ Cân không thăng bằng: đĩa cân còn lại có chứa viên bi bằng chì là đĩa cân thấp hơn do bi chì nặng hơn bi sắt.

Bài 5.17*. Trong phòng thí nghiệm, người ta còn sử dụng loại cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không bị thấm nước. Cách làm như dưới đây:

- Sử dụng một loại bình đặc biệt có nút rỗng làm bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có 1 ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc 1 “ vạch đánh dấu” cho phép xác định được 1 cách chính xác thể tích của nước trong bình đến vạch đánh dấu (hình 5.4a)

- Sử dụng cân Rôbécvan cân hai lần:

+ Lần thứ nhất: đặt lên đĩa cân bình có chứa nước cất đến vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, tổng cộng khối lượng của các quả cân làm m1, sao cho cân bằng với 1 vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại (vật T còn được gọi là tải) (H. 5.4b)

+ Lần thứ 2: Lấy bình ra khỏi đĩa cân và mở nút ra, đổ bớt nước cất trong bình ra, thả vật cần xác định thể tích vào chiếc bình, đậy nút sau đó cho thêm nước vào bình đến vạch đánh dấu, sau đó đặt lại bình lên đĩa cân. Thay thế các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân có khối lượng bằng m2 để cân lại cân bằng (H. 5.4c). Biết rằng 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật là cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam

Vì sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn so với cách đo thể tích vật rắn bằng cách dùng bình chia độ?


Đáp án:

* Chứng minh

Cân lần thứ nhất: mT = mb + mn + mv + m1 (1).

Cân lần thứ hai: mT = mb + (mn – mn0) + mv + m2 (2).

Trong phương trình (1), ta có mn là khối lượng của nước được chứa trong bình đến vạch đánh dấu, mb là khối lượng của vỏ bình, mv là khối lượng vật.

Trong phương trình (2), mn0 là khối lượng của phần nước đã bị vật chiếm chỗ.

Vì mT là không thể thay đổi vì vậy từ (1), (2) ta có:

mb + mn + mv + m1 = mb + (mn – mn0) + mv + m2

↔ mn0 = m2 – m1.

Bởi vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích bằng 1cm3, vì vậy số đo khối lượng mn theo đơn vị gam chính là số đo có thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3.

Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích của vật. Vì vậy thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng V = m2 – m1.

* Cách xác định vật thể như trên là chính xác hơn so với cách xác định bằng bình chia độ, cân Rôbécvan đo khối lượng chính xác hơn so với cách đo thể tích bằng bình chia độ do:

+ GHĐ của loại cân Rôbécvan bé hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.

+ Cách đọc mực nước ở loại bình chia độ có chính xác không cao bằng cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân 2 lần như trên đã loại trừ được các sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn 2 phần của đòn cân không thật bằng nhau về khối lượng cũng như chiều dài.