Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Vật Lí 6 > Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng (trang 38 SBT Vật Lí 6)

Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng (trang 38 SBT Vật Lí 6)

Bài 11.1. Muốn đo được khối lượng riêng của những hòn bi thủy tinh ta cần sử dụng các loại dụng cụ gì? Hãy chọn đáp án đúng

A. chỉ cần sử dụng 1 cái cân

B. chỉ cần sử dụng 1 cái lực kế

C. chỉ cần sử dụng 1 cái bình chia độ

D. cần sử dụng 1 cái cân và 1 cái bình chia độ


Đáp án:

Chọn đáp án D.

Khối lượng riêng của hòn bi được xác định bằng công thức:

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

vì vậy: Muốn đo được khối lượng riêng D của những hòn bi thủy tinh ta cần sử dụng 1 cái cân và 1 bình chia độ. Sử dụng cân để đo khối lượng m của hòn bi, bình chia độ để đo thể tích V của hòn bi đó.

Bài 11.2. 1 hộp sữa Ông Thọ có ghi thông số 397g. Biết rằng dung tích của hộp sữa là 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa được đựng trong hộp theo đơn vị kg/m3.


Đáp án:

Ta có: m = 397g = 0,397 kg; V = 320cm3 = 0,00032m3

Khối lượng riêng của sữa chứa trong hộp sữa theo đơn vị kg/m3:

Bài 11.2 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Bài 11.3. Biết 10 lít cát có khối lượng bằng15kg.

a. Tính thể tích của 1 tấn cát.

b. Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3.

Tóm tắt

Thể tích của 10 lít cát: khối lượng m1 = 15kg và V = 10l = 0,01m3

a. m2 = 1 tấn = 1000kg; V2 =?

b. Đống cát có thể tích là: Trọng lượng P3 =? và V3 = 3m3

Đáp án:

Khối lượng riêng của cát:

Bài 11.3 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

a. Thể tích một tấn cát:

Bài 11.3 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 2

b. Trọng lượng của một đống cát 3m3:

P3 = d. V= 10. D. V = 10.1500.3 = 45000N.

Bài 11.4. 1 kg kem giặt VISO có thể tích bằng 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO sau đó so sánh với khối lượng riêng của nước

Đáp án:

* Ta có: Kem giặt VISO có thể tích là: V = 900cm3 = 0,0009m3.

Khối lượng riêng của kem giặt VISO là:

Bài 11.4 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

* So sánh với nước:

Ta có khối lượng riêng của nước là: Dnước = 1000 kg/m3

→ Dnước < Dkem = 1111,11 kg/m3

Bài 11.5. 1 hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng bằng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích bằng 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích bằng 192cm3. Tính trọng lượng riêng và khối lượng riêng của gạch (H. 11.1)

Bài 11.5 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Tóm tắt

Gạch có: m = 1,6kg; V = 1200cm3

Mỗi lỗ có: V0 = 192cm3

Khối lượng riêng D =?

Trọng lượng riêng d =?


Đáp án:

D = 1960,8 kg/m3

d= 19608 N/m3

Thể tích thực của hòn gạch bằng:

Vt = 1200 – (192 x 2) = 816 cm3 = 0,000816 m3

Khối lượng riêng của gạch là:

Bài 11.5 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Trọng lượng riêng của gạch là: d = 10 x D = 19607,8 N/m3

Bài 11.6. Hãy tìm cách để đo khối lượng riêng của cát khô đã được lèn chặt

Đáp án:

Để đo được khối lượng riêng của cát khô đã được lèn chặt ta cần phải xác định được thể tích V và khối lượng của nó.

+ Đầu tiên ta sẽ đánh dấu mức cát bị lèn chặt trong bình sau đó lấy cát cho lên cân ta sẽ được khối lượng m1 bao gồm cả khối lượng của bình và của cát.

+ Đổ cát ra, đưa bình lên cân thì ta sẽ xác định khối lượng của bình là: m2

=> ta tính được khối lượng của cát là: m = m1 – m2

+ Đổ 1 lượng nước vào bình sao cho đến mức ta đã đánh dấu ở trên, đo thể tích nước đã đổ vào là V. Đó cũng chính là thể tích của cát.

Vậy khối lượng riêng của cát:

Bài 11.6 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Bài 11.7. Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

A. 2700kg

B. 2700N

C. 2700kg/m3

D. 2700N/m3


Đáp án:

Chọn đáp án C

Bài 11.8. Trọng lượng riêng của gạo khoảng chừng?

A. 12000kg

B. 12000N

C. 12000kg/m3

D. 12000N/m3


Đáp án:

Chọn đáp án D

Ta có khối lượng riêng của gạo bằng: 1200kg/m3

Trọng lượng riêng của gạo bằng: d = 10 x D = 10 x 1200 = 12000 (N/m3)

Bài 11.9. Khối lượng riêng của sắt bằng 7800kg/m3. Vậy 1kg sắt sẽ có thể tích khoảng chừng:

A. 12,8cm3

B. 128cm3

C. 1280cm3

D. 12800cm3


Đáp án:

Chọn đáp án B

Ta có khối lượng riêng của sắt bằng: D = m/V ⇒ thể tích của sắt bằng:

Bài 11.9 trang 38 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Bài 11.10. Khối lượng riêng của dầu ăn chừng khoảng 800kg/m3. Vì vậy 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng ước chừng khoảng

A. 1,6N

B. 16N

C. 160N

D. 1600N


Đáp án:

Chọn đáp án B

Ta có 2 lít = 2dm3 = 0,002m3

Khối lượng của 2 lít dầu ăn bằng: m = D. V = 800.0,002 = 1,6kg.

Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N

Bài 11.11. Người ta thường nói rằng đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào dưới đây là sai?

A. Vì trọng lượng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng của đồng

B. Vì trọng lượng riêng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng riêng của đồng

C. Vì khối lượng riêng của nhôm nhỏ hơn khối lượng riêng của đồng

D. Vì trọng lượng của miếng nhôm nhỏ hơn trọng lượng của miếng đồng có cùng thể tích


Đáp án:

Chọn đáp án A

Trọng lượng của một vật phụ thuộc thể tích nên đồng nặng hơn nhôm vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm chưa đủ dữ kiện, cần biết thêm thể tích của đồng và nhôm.

Bài 11.12. Cho biết 1kg nước có thể có thể tích bằng 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích bằng 5/4 lít. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. 1 lít dầu hỏ có thể tích nhỏ hơn 1 lít nước

B. 1 lít nước có khối lượng nhỏ hơn 1 lít dầu hỏa

C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước

D. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa


Đáp án:

Chọn đáp án D.

Đổi: 1 lít = 1dm3 = 0,001m3

Bài 11.12 trang 39 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Khối lượng riêng của nước là:

Bài 11.12 trang 39 SBT Vật Lí 6 ảnh 2

Khối lượng riêng của dầu hỏa là:

Bài 11.12 trang 39 SBT Vật Lí 6 ảnh 3

Vậy khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.

Bài 11.13. 1 học sinh định xác định được khối lượng riêng D của ngô bằng phương pháp dưới đây:

- Đong 1 ca ngô đầy ngang miệng ca, rồi dùng cân để đo khối lượng m của ngô

- Đổ đầy 1 ca nước rồi sử dụng bình chia độ đo thể tích V của nước

- Tính D bằng công thức: D= m/V

Hỏi giá trị D tính được có đúng không? Tại sao?


Đáp án:

Không chính xác vì giữa những hạt ngô luôn luôn có một khoảng cách lớn vì thế thể tích đo như vật là không chính xác

Bài 11.14*. Trong phòng thí nghiệm người ta đã xác định được một cách chính xác khối lượng riêng của vật rắn bằng dụng cụ cân Rô- béc- van và 1 loại bình đặc biệt đã được mô tả trong bài tập 5.17*

Thực hiện 3 lần cân:

- lần thứ nhất: thực hiện như ở lần cân thứ nhất ở trong bài 5.17* (H. 11.2a)

- lần thứ 2: bỏ vật ra khỏi đĩa cân sau đó làm cân thăng bằng lại bằng khối lượng là m2 (H11.2b)

- lần thứ 3: Thực hiện như lần cân thứ 2 trong bài 5.17* (H. 11.2c)

Bài 11.14 trang 40 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

(Chú ý: người ta gọi tổng khối lượng của những quả cân trong trường hợp này bằng m3, không phải là trọng lượng m2 như trong bài 5.17*)

Biết rằng khối lượng riêng của nước cất bằng 1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật được tính ra đơn vị g/cm3 có độ lớn là:

Bài 11.14 trang 40 SBT Vật Lí 6 ảnh 2

Đáp án:

- Lần cân thứ nhất cho: mT = mb + mn + mv + m1 (1)

- Lần cân thứ 2 cho: mT = mb + mn + m2 (2)

- Lần cân thứ 3 cho: mT = mb + (mn – m’n) + mv + m3 (3)

Trong đó: mv là khối lượng của vật và mb là khối lượng của vỏ bình mn là khối lượng nước trong bình khi chưa thả vật vào, m’n là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Từ (1) và (2) => mb + mn + mv + m1 = mb + mn + m2

Suy ra mv = m2 – m1

Từ (1) và (3) => mb + mn + mv + m1 = mb + (mn – m’n) + mv + m3

Suy ra m’n = m3 – m1 (g)

Bởi vì khối lượng riêng của nước cất bằng 1g/cm3 vì vậy thể tích của lượng nước mà vật chiếm chỗ là: V = m’n = m3 – m1 (cm3), đó cũng chính là thể tích của vật.

Vậy khối lượng riêng của vật bằng:

Bài 11.14 trang 40 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Bài 11.15 Trò chơi ô chữ

Bài 11.15 trang 40 SBT Vật Lí 6 ảnh 1

Hàng ngang

1. Đơn vị lực.

2. Khối lượng của 1 đơn vị thể tích 1 chất.

3. Lực hút mà Trái Đất tác dụng lên vật là.

4. Dụng cụ được sử dụng để đo khối lượng.

5. Đơn vị khối lượng.

6. Vật có tính đàn hồi được sử dụng để chế tạo lực kế.

7. Dụng cụ được sử dụng để đo lực.

8. Đại lượng chỉ lượng chất có chứa trong 1 vật.

9. Lực mà 1 lò xo kéo dãn hoặc nén lại.

10. Một trong 2 kết quả thể hiện trên vật bị lực tác dụng.

Hàng dọc được tô đậm

Cường độ hay độ lớn của trọng lực.


Đáp án:
Bài 11.15 trang 40 SBT Vật Lí 6 ảnh 1