Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT GDCD 6 > Bài 6: Biết ơn (trang 20 SBT Giáo Dục Công Dân 6)

Bài 6: Biết ơn (trang 20 SBT Giáo Dục Công Dân 6)

Câu 1 (trang 20 SBT Giáo Dục Công Dân 6): Em hiểu như thế nào là biết ơn? Hãy nêu một vài ví dụ về biết ơn.

Lời giải:

Ví dụ: Thắp hương tưởng niệm những vị anh hùng liệt sĩ; học tập chăm chỉ và đạt thành tích tốt để làm món quà cho thầy cô; vâng lời và biết giúp đỡ bố mẹ...

Câu 2 (trang 20 SBT Giáo Dục Công Dân 6): Biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ của con người?

Lời giải:

Sống có lòng biết ơn là lối sống tích cực, mẫu mực, lành mạnh trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn sẽ luôn được những người xung quanh trân trọng, yêu mến và giúp đỡ trong cuộc sống.

Câu 3 (trang 20 SBT Giáo Dục Công Dân 6). Các hành vi và việc làm nào dưới đây là biểu hiện của lòng biết ơn?

A. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ

B. Đến thăm thầy cô giáo cũ

C. Kính trọng và yêu quý ông bà

D. Lánh mặt khi nhìn thấy thầy giáo cũ

E. Thắp hương cúng giỗ ông bà, tổ tiên

G. Quên người đã từng giúp đỡ mình trong lúc khó khăn

H. Chăm học để cha mẹ được vui lòng

I. Luôn nhớ về ngày xưa - ngày đầu tiên đi học

Câu 4 (trang 21 SBT Giáo Dục Công Dân 6). Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng biết ơn?

A. Bán anh em xa mua láng giềng gần

B. Ăn cháo đá bát

C. Uống nước nhớ nguồn

D. Vong ân bội nghĩa.

Câu 5 (trang 21 SBT Giáo Dục Công Dân 6). Hãy nối mỗi cụm từ trong cột I với mỗi cụm từ trong cột II để tạo thành 1 câu đúng.

III
A. Biết ơn là sự bày tỏ tình cảm, thái độ trân trọng và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với
1. biểu hiện của lòng biết ơn.
B. Biết ơn là một nét đẹp của truyền thống2. bội nghĩa, bạc tình.
C. Trái với biết ơn là3. những người đã từng giúp đỡ mình, với những người đã có công lao với dân tộc, đất nước.
D. Nhận biết, ghi nhớ các điều tốt lành mà người khác đã mang lại cho mình là4. sống có thuỷ chung, trước sau như một, có tình nghĩa của dân tộc ta.

Lời giải:

Câu345
Đáp ánA, B,C, E,HCA - 3; B - 4; C - 2; D – 1