Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT GDCD 6 > Bài 3: Tiết kiệm (trang 11 SBT Giáo Dục Công Dân 6)

Bài 3: Tiết kiệm (trang 11 SBT Giáo Dục Công Dân 6)

Câu 1 (trang 11 SBT Giáo Dục Công Dân 6): Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Hãy nêu ví dụ.

Lời giải:

Tiết kiệm là biết dùng một cách đúng mức, hợp lí của cải vật chất, sức lực, thời gian của mình và người khác.

VD: Ăn mặc giản dị, không làm hư hỏng các món đồ dùng do cẩu thả, tận dụng các đồ cũ...

Câu 2 (trang 11 SBT Giáo Dục Công Dân 6): Hãy phân biệt tiết kiệm với xa hoa, lãng phí, tiết kiệm với hà tiện?

Lời giải:

Tiết kiệm là dùng vừa đủ, đúng mức

Hà tiện là keo kiệt, dùng vật dụng dưới mức cần thiết, mức quá đáng

Xa hoa, lãng phí, hoang phí là tiêu xài thừa thãi và ở mức không cần thiết.

Câu 3 (trang 12 SBT Giáo Dục Công Dân 6) Tiết kiệm mang lại lợi ích gì cho gia đình, xã hội và bản thân?

Lời giải:

Tiết kiệm là một đức tỉnh thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.

Làm giàu cho đất nước, gia đình và bản thân

Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Mua sắm quần áo hàng hiệu

B. Giữ gìn các món đồ dùng học tập cẩn thận

C. Cả ngày lên mạng tán gẫu

D. Ghi bài của 2 môn vào chung 1 cuốn vở.

Câu 5. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm thể hiện đạo đức của con người.

B. Tiết kiệm kiến con người trở nên bủn xỉn.

C. Chỉ tiết kiệm tài sản của bản thân còn của công thì sử dụng thoải mái.

D. Kinh tế bây giờ phát triển cao vì vậy không cần phải tiết kiệm nữa.

Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tiết kiệm?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

C. 1 người lo bằng kho người làm.

D. Ăn ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí.

Câu 7. Trong các câu dưới đây, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm?

A. Tiết kiệm là 1 nét đẹp trong hành vi của con người.

B. Tiết kiệm mang lại ý nghĩa rất lớn về kinh tế.

C. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ và vì lợi ích chung.

D. Tiết kiệm khiến con người chỉ biết thu vén cho bản thân.

Lời giải:

Câu4567
Đáp ánBACD