Bài 6: Ôn tập (ôn tập Lịch sử 4)
1. Em hãy kẻ bảng thời gian như hình dưới đây vào vở và ghi vào chỗ chấm (…) tên giai đoạn lịch sử mà em đã đã được học từ bài 1 đến bài 5?
Trả lời:
2. Em hãy kẻ trục thời gian sau đây vào vở và ghi lại những sự kiện tiêu biểu đã học tương ứng với các mốc thời gian cho trước.
Trả lời:
3. Em hãy kể lại bằng lời, bằng bài viết ngắn hoặc bằng hình vẽ về một trong 3 nội dung sau:
a) Đời sống của người dân Lạc Việt thời Văn Lang (sản xuất, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội).
b) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
c) Trình bày diễn biến và nêu lên ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
Trả lời:
a)
- Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt đã ươm tơ, biết làm ruộng, dệt lụa, đúc đồng tạo ra các loại vũ khí và công cụ sản xuất.
- Hàng ngày họ ra đồng trồng đỗ, khoai, lúa, dưa hấu và rau quả. Họ sống trong nhà sàn, để tránh thú dữ, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là bánh chưng, bánh giầy, xôi, cơm…
- Vào các ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát và nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi các trò chơi như đua thuyền, đấu vật…Cuộc sống ở làng bản của họ rất giản dị, vui tươi và hòa hợp cùng với thiên nhiên.
b)
Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh là nước mất, nhà tan, nên 2 chị em có lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng của bà là Thi Sách đã liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị cho cộc nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách đã bị Tô Định giết hại.
- Do đó, Hai Bà Trưng đã quyết tâm đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
- Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân đã nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và tấn công Luy Lâu.
Kết quả
- Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn.
c)
Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:
- Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
- Ngô Quyền lợi dụng sự lên xuống của thủy triều, sai quân cắm cọc gỗ có đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
- Sau đó, Ngô Quyền cho quân lính mai phục ở 2 bên bờ sông và sau đó cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến để nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
- Thủy triều xuống, các cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt và Hoằng Tháo bị tử trận.
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
- Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc cũng là thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Bài trước: Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) (trang 22 Lịch sử 4) Bài tiếp: Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (trang 26 Lịch sử 4)