Bài 10: Chùa thời Lý (trang 32 Lịch sử 4)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 10 trang 32: Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?
Trả lời:
Dân ta tiếp thu đạo Phật là bởi vì:
- Đạo Phật dạy người ta cần phải biết yêu thương lẫn nhau, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ những người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với những loài vật khác.
- Điều này rất phù hợp với lối sống và cách suy nghĩ của người Việt.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 10 trang 33: Những sự việc nào đã cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật đã rất thịnh đạt?
Trả lời:
Những nhà vua thời Lý đều theo đạo phật.
- Nhiều nhà sư được giữ những cương vị quan trọng trong triều đình.
- Chùa mọc lên khắp làng, xã, kinh thành.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 10 trang 33: Thời Lý, chùa được sử dụng vào việc gì?
Trả lời:
- Chùa là nơi để các nhà sư tu hành.
- Chùa là nơi để tổ chức các nghi lễ tế lễ của đạo phật.
- Chùa là trung tâm văn hoá của các làng xã.
Câu 1 trang 34 Lịch Sử 4: Tại sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
Trả lời:
- Vì thời điểm lúc bấy giờ, đạo phật đã được truyền bá rộng rãi trong cả nước. Các vị vua thời Lý đều theo đạo phật, nhân dân cũng có nhiều người theo đạo Phật.
- Chùa được xây dựng ở khắp mọi nơi trong kinh thành, làng, xã để làm nơi cho các nhà sư tu hành và cũng là nơi để tổ chức lễ bái của đạo Phật.
- Chùa cũng chính là trung tâm văn hoá của các làng xã.
Câu 2 trang 34 Lịch Sử 4: Em hãy mô tả ngôi chùa mà em biết (có thể qua ảnh, tranh hoặc nghe kể lại).
Trả lời:
- Chùa Một Cột thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa lợp ngói ta, có kết cấu hình vuông, mỗi chiều dài 3m, 4 mái cong, 4 đầu đao được đắp hình đầu rồng.
- Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn tổng thể đài Liên Hoa như một đóa hoa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên một trụ đá cao chừng hơn 4m. Trụ đá gồm có 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn giống như một khối đá liền.
- Tầng trên đỡ một hệ thống nhiều thanh gỗ để tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng ở bên trên, nhìn không khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuông, xung quanh được xây lan can bằng gạch. Một chiếc thang được xây dẫn lên chùa.
- Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột chính là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngay nay, đây là một điểm du lịch của rất đông du khách khi đến Hà Nội tham quan.
Bài trước: Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long (trang 31 Lịch sử 4) Bài tiếp: Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) (trang 34 Lịch sử 4)