Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII (trang 57 Lịch sử 4)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 23 trang 57: Dựa vào các đoạn mô tả và bức tranh cổ về cảnh Thăng Long vào thế kỉ XVI, em hãy trình bày lại bằng bài viết, bằng lời nói về cảnh Thăng Long thời ấy?
Trả lời:
- Thăng Long có thể nhỏ hơn so với những thành thị khác ở Á châu, nhưng lại có dân số đông hơn.
- Những ngày phiên chợ, dân từ các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá tới buôn bán đông không thể tưởng tượng được.
- Những con đường rộng bây giờ đều đã trở nên chật chội.
- Phường Hàng Đào và Hàng Ngang là nơi bán áo, bán các loại như tơ, lụa, vóc, nhiễu,... Hàng Buồm cũng là một phố buôn bán rất đông đúc và huyên náo.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 23 trang 58: Dựa vào lời mô tả của người nước ngoài và nhìn bức tranh cổ về Hội An, em hãy trình bày lại cảnh Hội An bằng bài viết hoặc bằng lời nói?
Trả lời:
- Phố Hiến có hơn 2000 nóc nhà của các cư dân từ những nước khác đến ở. Người Trung Quốc và người Nhật Bản rất đông, ngoài ra còn có người Anh, Pháp và Hà Lan. Nơi đây buôn bán rất huyên náo.
- Hội An là một thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các nhà buôn Nhật Bản cùng với những cư dân địa phương đã lập nên thành phố này.
- Năm 1618, một giáo sĩ người Pháp đã nhận xét về Hội An “là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường muốn lui tới giao thương”.
Câu 1 trang 58 Lịch Sử 4: Dựa vào những đoạn trích được nêu trong bài, em hãy mô tả lại các thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII?
Trả lời:
- Hội An là một thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Nhiều nhà buôn Nhật Bản cùng với những người dân địa phương đã dựng nên thành phố này.
- Năm 1618, một giáo sĩ người Pháp đã có lời nhận xét về Hội An “là hải cảng đẹp nhất, nơi mà các thương nhân ngoại quốc thường lui tới giao thương”.
- Ngày 5 - 12 – 1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Câu 2 trang 58 Lịch Sử 4: Theo em, cảnh buôn bán sôi động tại những thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta vào thời đó như thế nào?
Trả lời:
- Cảnh buôn bán sôi động tại các thành thị đã nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó rất phát triển, đặc biệt là về thương nghiệp, có sự giao lưu buôn bán với nhiều nước quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu và tiếp thu văn hóa, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Bài trước: Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong (trang 56 Lịch sử 4) Bài tiếp: Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) (trang 60 Lịch sử 4)