Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT GDCD 12 (ngắn nhất) > GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Giải BT GDCD 12 (ngắn nhất)

GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Giải BT GDCD 12 (ngắn nhất)

Bài 1 trang 66 GDCD 12: Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?

Giải đáp:

- Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp, xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ của công dân ở mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp vì:

+ Hiến pháp là luật cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản luật khác đều được ban hành dựa trên Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

+ Các quyền tự do cơ bản của công dân là những quyền quan trọng nhất, không thể tách rời đối với mỗi cá nhân.

+ Quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân, tạo điều kiện cho công dân được tôn trọng, bảo vệ và được phát triển toàn diện.

Bài 2 trang 66 GDCD 12: Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em cho là vi phạm.

Giải đáp:

- Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an phường. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an phường ngay lập tức bắt giam anh X.

Việc làm của công an phường là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

- Vì:

+ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

+ Trong trường hợp này, công an phường bắt anh X khi mới chỉ có lời khai từ phía ông A, là nghi ngờ không có căn cứ chứ không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, cũng không phải trường hợp bắt được quả tang anh X đang ăn trộm xe của anh A. Như vậy, đây là hành vi xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật và phải bị xử lí nghiêm minh.

Bài 3 trang 66 GDCD 12: Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?

Giải đáp:

- Không phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người.

- Vì:

+ Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.

+ Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Bài 4 trang 66 GDCD 12: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ?

Giải đáp:

- Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Ví dụ:

+ Bạn A vì ghen ghét bạn B và muốn trả thù nên đã rải giấy tung tin xấu nhằm hạ thấp danh dự của B tại trường, lớp học.

+ Chỉ vì xích mích nhỏ, nhóm bạn do A cầm đầu đã gây gổ đánh nhau và gây thương tích cho C vào đầu, phải tiến hành khâu và truyền máu.

Bài 5 trang 66 GDCD 12: Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Giải đáp:

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không có sự đồng ý của người đó.

- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Bài 6 trang 66 GDCD 12: Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải đáp:

Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng chức năng định vị, theo dõi, nghe lén máy tính, điện thoại, email, fax... nhằm lấy thông tin của người sử dụng.

- Nếu phát hiện tất cả những trường hợp xâm phạm quyền trái với quy định của pháp luật đều sẽ bị xử lí nghiêm khắc.

Bài 7 trang 66 GDCD 12: Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào.

Giải đáp:

Học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận, cụ thể như sau:

- Thực hiện quyền tự do ngôn luận trong nhà trường, lớp học bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến trong giờ học, thảo luận tại lớp, phát biểu trong giờ sinh hoạt lớp, đóng góp ý kiến với giáo viên, Ban Giám hiệu trường,... nhằm xây dựng trường học, môi trường giáo dục trở lên tốt hơn.

- Viết báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề trong cuộc sống để ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu.

Bài 8 trang 66 GDCD 12: Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.

Giải đáp:

Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân, cụ thể:

- Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự,... Trong đó, có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước đảm bảo cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định.

- Thông qua pháp luật, Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân.

- Bộ luật hình sự đã có một số điều quy định trừng trị các tội xâm phạm đến quyền tự do cơ bản của công dân, như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; tội vu khống; tội xâm phạm chỗ ở của công dân; tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; tội bức cung;...

- Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,... các cấp từ Trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.

- Các cơ quan trên đây thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, có quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định theo nguyên tức tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra xem xét những biện pháp được áp dụng đã hợp pháp và cần thiết chưa; nếu xem xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa thì phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó.

Bài 9 trang 66 GDCD 12: Do có chuyện hiểu lầm nhau nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó có mấy người cùng thôn đã tới xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông Trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến bắt H và T về trụ sở Ủy ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, H và T không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn. Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên sau khi được thả thì cả hai người đều bị ốm.

Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trái pháp luật không? Hãy giải thích vì sao?

Giải đáp:

- Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã bị có bị coi là trái pháp luật.

- Vì:

+ Trường hợp của H và T chưa đến mức phải bắt giam.

+ Bắt giam người nhưng không có quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

+ Không cho phép tiếp xúc với gia đình, không cho người bị giam ăn, làm tổn hại tới sức khỏe, tinh thần của họ.

Bài 10 trang 66 GDCD 12: Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:

a. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.

b. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.

c. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.

d. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

e. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.

f. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.

g. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.

Giải đáp:

Đáp án đúng là: f và g

Bài 11 trang 66 GDCD 12: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:

a. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

b. Chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.

d. Việc khám xét chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

e. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Giải đáp:

Đáp án đúng là: d và e

Bài 12 trang 67 GDCD 12: Đánh dấu x vào các cột tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây:
SttHành viVi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (1)Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe (2)Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm (3)Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân (4)Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (5)
1Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác
2Đánh người gây thương tích
3Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy
4Đi xe máy gây tai nạn cho người khác
5Giam giữ người quá thời hạn quy định
6Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người
7Tự ý bóc thư của người khác
8Nghe trộm điện thoại của người khác
9Tự tiện khám chỗ ở của công dân

Giải đáp:

SttHành viVi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (1)Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe (2)Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm (3)Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân (4)Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (5)
1Đặt điều nói xấu, vu cáo người khácx
2Đánh người gây thương tíchx
3Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máyx
4Đi xe máy gây tai nạn cho người khácx
5Giam giữ người quá thời hạn quy địnhx
6Xúc phạm người khác trước mặt nhiều ngườix
7Tự ý bóc thư của người khácx
8Nghe trộm điện thoại của người khácx
9Tự tiện khám chỗ ở của công dânx