GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Giải BT GDCD 12 (ngắn nhất)
Bài 1 trang 53 GDCD 12: Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Giải đáp:
- Một vài chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng dân tộc, tôn giáo:
+ Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh định cư. Mặt khác, những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.
+ Mọi người đều có quyền bình đẳng, tự do tôn giáo; đều được coi trọng như nhau.
Bài 2 trang 53 GDCD 12: Vì sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp?Giải đáp:
Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp với mục đích để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, theo kịp trình độ chung của đất nước.
Bài 3 trang 53 GDCD 12: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?Giải đáp:
Ý nghĩa của việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh phát triển bên vững đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Bài 4 trang 53 GDCD 12: Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc.Giải đáp:
Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc, cụ thể như:
- Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.
- Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
Bài 5 trang 53 GDCD 12: Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này.Giải đáp:
- Bố chị H không đồng ý và ngăn cản cuộc hôn nhân của anh T và chị H vì lý do không cùng đạo là không đúng và vi phạm vào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
- Theo em, chị H và anh T nên giải thích cho bố chị H hiểu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, việc ngăn cản anh chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.
- Ngoài ra, anh chị cũng nên chứng minh để bố chị H hiểu hai người yêu và chân thành muốn đến với nhau.
- Nếu vẫn không được, anh chị có thể nhờ đến sự hỗ trợ của tổ dân phố để tác động vào tư tưởng của bố chị H.
Bài 6 trang 53 GDCD 12: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
a. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào
b. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
c. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
d. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Giải đáp:
Đáp án đúng là: b. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Bài trước: GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống - Giải BT GDCD 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Giải BT GDCD 12 (ngắn nhất)