Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh - Giải BT GDCD 11
Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
Câu 1 (trang 114 sgk Giáo dục công dân 11): Trình bày nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay? Theo em tại sao phải tăng cường quốc phòng và an ninh?
Hướng dẫn giải:
Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay:
- Quốc phòng và an ninh gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ:
+ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện;
+ Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
+ Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội;
+ Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ.
+ Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ.
- Cần phải tăng cường quốc phòng an ninh vì: Các thế lực thù địch vẫn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây rối, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can thiệp vũ trang. Mặt khác, trong thời kì mở cửa, bên cạnh những mặt tích cực, ở nước ta còn có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Câu 2 (trang 114 sgk Giáo dục công dân 11): Nêu những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh.
Hướng dẫn giải:
Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Nền quốc phòng và an ninh của ta là nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân nên phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và sức mạnh của thời đại. Sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo nên, nhưng yếu tố có ý nghĩa quyết định là sức mạnh dân tộc, con người, chính trị, tinh thần mà biểu hiện tập trung ở sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc bao gồm những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh. Lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bao gồm con người, phương tiện vật chất và các khả năng khác của dân tộc. Thế trận quốc phòng và an ninh nhân dân là việc tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn của cả nước, trong từng địa phương.
- Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng và an ninh, chiến lược quốc phòng và an ninh phục vụ cho chiến lược kinh tế - xã hội.
Câu 3 (trang 114 sgk Giáo dục công dân 11): Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.
Hướng dẫn giải:
Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh:
- Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Vì vậy, công dân có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh.
- Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
- Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia.
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh tại nơi cư trú.
Câu 4 (trang 114 sgk Giáo dục công dân 11): Lấy ví dụ về cá nhân hay tập thể tiêu biểu trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh.
Hướng dẫn giải:
- 100% thanh niên địa phương tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định.
- Cá nhân bắt đươc kẻ trộm, thấy kẻ tình nghi báo cho cơ quan công an, …
Câu 5 (trang 114 sgk Giáo dục công dân 11): Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó lực lượng nòng cốt là:
a. Toàn dân.
b. Quân đội nhân dân.
c. Công an nhân dân.
d. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Em hãy lựa chọn phương án đúng nhất.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: d. Quân đội nhân dân và công an nhân dân
Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 11
Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
A. Lý thuyếta. Vai trò của quốc phòng và an ninh
- Trong chiến tranh: Cả nước hướng vào nhiệm vụ đánh thắng kẻ thù xâm lược để giành độc lập, tự do.
- Trong hòa bình: Xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng không lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc tổ quốc.
b. Nhiệm vụ của quốc phòng an ninh
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện.
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội.
- Duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội.
- Góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ.
2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh- Phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Kết hợp quốc phòng với an ninh
- Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh
⇒ Đòi hỏi khách quan: Xây dựng CAND và QĐND trở thành lực lượng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng với QĐND và CAND.
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh- Tin tưởng vào chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước.
- Chấp hành pháp nghiêm chính pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự và bí mật quốc gia.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và công tác quốc phòng, an ninh ở nơi cư trú.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào?
A. 22/12.
B. 30/4.
C. 01/5.
D. 30/10.
Đáp án đúng là: A. 22/12
Câu 2: Quốc phòng và an ninh có vai trò đối với đất nước là?
A. Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
B. Quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
C. Tiền đề trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
D. Cơ sở trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đáp án đúng là: A
Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc có lực lượng nòng cốt là?
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. Chính quyền địa phương.
D. Cả A và B.
Đáp án đúng là: D
Câu 4: Bảo vệ Tổ quốc là …. thường của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Trong dấu “…” là?
A. Nhiệm vụ.
B. Nhiệm vụ quan trọng.
C. Nhiệm vụ trọng yếu.
D. Nghĩa vụ.
Đáp án đúng là: C
Câu 5: Ngày thành lập Công an nhân dân là?
A. 20/7.
B. 25/8.
C. 19/8.
D. 20/8.
Đáp án đúng là: C
Câu 6: Yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bỏa vệ Tổ quốc là?
A. Sức mạnh thời đại.
B. Sức mạnh dân tộc.
C. Sức mạnh khách quan.
D. Sức mạnh chủ quan.
Đáp án đúng là: B
Câu 7: Sức mạnh thời đại bao gồm?
A. Sức mạnh của khoa học và công nghệ.
B. Sức mạnh của các lực lượng tiến bộ.
C. Sức mạnh của cách mạng trên thế giới.
D. Cả A, B, C.
Đáp án đúng là: D
Câu 8: Lực lượng quốc phòng toàn dân bao gồm?
A. Con người.
B. Phương tiện vật chất.
C. Khả năng khác của dân tộc.
D. Cả A, B, C.
Đáp án đúng là: D
Câu 9: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là?
A. Tuyệt đối.
B. Trực tiếp.
C. Tác động một phần.
D. Cả A và B.
Đáp án đúng là: D
Câu 10: Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cần phải thực hiện mấy phương hướng cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: C