Tổng quan về tác phẩm: Những Ngôi sao xa xôi
I. Đôi nét về tác giả Lê Minh Khuê
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949
- Quê quán: Tĩnh Gia - Thanh Hóa
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ
+ Vào năm 1967, nhà văn có những bài báo đầu tiên và đến năm 1969 bà bắt đầu viết văn
+ Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài
+ Một số tác phẩm chính: “Tôi đã không quên”, “Cao điểm mùa hạ”, “Màu xanh man trá”, ”Bi kịch nhỏ”, “Cuộc chơi”…
- Phong cách sáng tác: Bà viết truyện ngắn với một ngòi bút giàu nữ tính cùng cách miêu tả vô cùng tinh tế và đặc sắc.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- Tác phẩm “Nhưng ngôi sao xa xôi” được nhà văn Lê Minh Khuê viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
2. Tóm tắt tác phẩm
- Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương Định và Nho của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ. Họ làm thành một tổ trinh sát mặt đườnglàm nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom thông đường cho đoàn xe ra mặt trận. Công việc vô cùng khó khăn và gian khổ, họ luôn phải đối mặt với cái chết nhưng chưa bao giờ mất đi niềm vui, sự hồn nhiên của tuổi trẻ và cả những giây phút mộng mơ. Họ yêu thương và gắn bó với nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, đồng đội hết sức lo lắng cho cô. Họ còn chăm sóc cô rất tận tình. Cuối truyện, một trận mưa sao băng vụt qua trên cao điểm đã gợi trong lòng Phương Định những khao khát, hoài niệm.
3. Giá trị nội dung
- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là những hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.
4. Giá trị nghệ thuật
- Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” được kể chuyện một cách rất tự nhiên: ngôi kể thứ nhất - Phương Định kể chuyện làm tăng tính chân thực, ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói và suy nghĩ xuất sắc.
5. Phân tích tác phẩm
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nữ nhà văn Lê Minh Khuê: một nhà văn thuộc thế hệ nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Giới thiệu về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh tiêu biểu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
- Các cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm – nơi tập chung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt
- Họ uống nước suối đựng trong ca hoặc bi đông, tắm ở suối, dụng cụ giải trí duy nhất là một cây đài bán dẫn nhỏ để nghe nhạc và tin tức.
- Công việc đặc biết nguy hiểm: chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, khi cần thì phải phá bom.
⇒ Từ cách miêu tả đó cho thấy hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Như vậy cho thấy các cô gái là những con người vô cùng bình tĩnh, tự tin và dũng cảm.
2. Điểm chung của các cô gái
- Họ có phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ thanh niên xung phong:
- Họ có lí tưởng sống cao đẹp: sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân, thậm chí chấp nhận hi sinh cả tính mạng để hoàn thành công việc, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
- Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom, bão đạn.
+ Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hi sinh
+ Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô luôn cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của những đồng đội khác.
- Trong những cô gái xung phong còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương
+ Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo.
⇒ Chính tình đồng đội ấy giúp các cô động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ
3. Điểm riêng của nhân vật:
- Nhân vật Nho
+ Nho là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ. Nhưng khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh
- Nhân vật Thao
+ Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.
+ Trong công việc Thao luôn là cô gái dũng cảm, quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt.
⇒ Trong cô có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu và cái bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng.
- Nhân vật Phương Định
+ Định là một cô gái hồn nhiên, ngây thơ hay mơ mộng hay sống với kỉ niệm của thiếu nữ ở thành phố nơi cô sống.
+ Phương Định còn rất dũng cảm trong một lần phá bom, cô bản lĩnh hơn khi nghĩ rằng có ánh mắt các chiến sĩ luôn dõi theo mình.
+ Cô không sợ chết mà chỉ sợ đường không thông không hoàn thành nhiệm vụ.
⇒ Cả ba cô gái đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những thành công về nội dung nghệ thuật:
+ Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
+Nội dung: Khẳng định sự kiên cường bất khuất cùng những phẩm chất vô cùng đáng yêu của ba cô gái nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ nói chung.
Bài trước: Tổng quan về tác phẩm Bến Quê Bài tiếp: Tổng quan về tác phẩm: Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang