Tổng quan tác phẩm: Con cò (Chế Lan Viên)
I. Đôi nét về tác giả
- Chế Lan Viên sinh năm 1920, mất năm 1989, tên thật là Phan Ngọc Hoan
- Quê quán: huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Chế Lan Viên nổi tiếng với phong trào thơ mới với tập thơ “Điêu tàn” (1937)
+ Với hơn 50 năm sáng tác, Chế Lan Viên có nhiều tìm tòi ở những tập thơ hay gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại thế kỉ XX.
+ Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Phong cách sáng tác: Chế Lan Viên được đánh giá là một nhà thơ có phong cách sáng tác rất đặc sắc. Thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, triết lí và khả năng sáng tạo hình ảnh.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- Bài thơ “Con cò” được Chế Lan Viên sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão”.
2. Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:
- Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ.
- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng
- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ
3 Giá trị nội dung
- Nhà thơ Chế Lan Viên đã khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, những lời ru đậm đà từ những bài ca dao. Bài thơ “Con cò” ca ngợi tình mẹ bao la và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người con.
4 Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao.
5 Phân tích
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Chế Lan Viên: nhà thơ được biết đến với một phong cách thơ đặc sắc, giàu trí tuệ và chất triết lí.
- Giới thiệu bài thơ "Con cò": Bài thơ với chất liệu dân gian kết hợp cùng những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi con người.
II. Thân bài
1. Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ, vất vả của người mẹ.
- “Con còn bế trên tay…. đang bay”: lời tâm tình thủ thỉ của mẹ với con, con cò đến với con ngay từ khi còn còn tấm bé trong từng lời ru, tiếng hát của mẹ.
- "Con cò bay la…Đồng Đăng”: Hình ảnh con cò gợi cuộc sống xưa cũ từ làng quê đến phố xá thong thả => con cò là hình ảnh của hồn quê hương, hồn đất nước
- “Con cò ăn đêm…Cò sợ xáo măng”: Hình ảnh cò trong lời ru con không phải chỉ là hồn quê hương mà còn là hình ảnh biểu trưng cho những người nông dân, những người phụ nữ … lam lũ, tảo tần để kiếm sống.
- “Ngủ yên!... phân vân”: “Cánh cò” trong câu hát của mẹ đến với con khi con còn chưa thể hiểu được, nhưng có thể con sẽ cảm nhận được âm điệu ngọt ngào và tình yêu thương che chở vỗ về mà mẹ dành cho con.
⇒ Vận dụng sáng tạo hình ảnh, âm điệu ca dao dân ca => những câu ca dao in dần vào mảnh hồn thơ ngây của con.
2. Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng
- Hình ảnh cò đến với tiềm thức của con qua lời ru của mẹ “Cò đứng quanh nôi…đắp chung đôi”: Cò gần gũi, gắn bó với con từ thưở trong nôi
- Cò theo con trên từng chặng đường đời:
+ “Mai khôn lớn con theo cò đi học”: Cò trở thành người bạn đồng hành trên con đường đi học của con.
+ Cò còn “theo gót đôi chân”, không rời xa, con sẽ làm “thi sĩ”, cánh cò sẽ tiếp tục gắn bó với con miệt mài không nghỉ, không xa rời.
⇒ Điệp ngữ, điệp cấu trúc, sử dụng nhiều câu cảm thán => Cò thực sự trở thành một người bạn đồng hành từ khi con còn nằm trong nôi đến khi con lớn khôn trưởng thành.
⇒ Hình ảnh cánh cò đồng hành cùng con là biểu tượng cho người mẹ, cho tình mẹ luôn gắn bó, chở che cho con trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
3. Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ
- Hình ảnh “con cò” được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng, cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ “dù ở gần con…cò mãi yêu con”
- Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, tác giả đã khái quát quy luật tình cảm: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ…. vẫn theo con”.
⇒ Từ ngữ “dù”, “vẫn” nhấn mạnh sự gắn bó bền chặt của tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
- Phần kết quay trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết hình tượng con cò trong những lời ru ấy.
⇒ Ý nghĩa lời ru: Lời ru đến với con một cách tự nhiên, qua lời ru con cảm nhận được bao điều thân thuộc gần gũi thanh bình của quê hương, cũng cảm nhận được tấm lòng bao la của người mẹ, lời ru hoàn thiện tâm hồn nhỏ bé của con để con lớn lên biết yêu thương và trân quý những giá trị tốt đẹp.
III. Kết bài
- Khái quát những nét tiêu biểu nghệ thuật và sự thành công trong nội dung biểu hiện của tác phẩm
- Liên hệ mở rộng: Đưa ra suy nghĩ của bản thân về tình mẹ trong cuộc sống.
Bài trước: Tác phẩm: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Bài tiếp: Tổng quan về bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)