Trang chủ > Lớp 9 > Lý thuyết & 180 câu trắc nghiệm GDCD 9 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa - GDCD 9

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa - GDCD 9

A. Lý thuyết

I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ KỈ XX


Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh

- Được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, tiêu biểu nhất là: Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.

- Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước nổi dậy giành độc lập như: Ấn Độ (1946 – 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954 – 1962),…

- Năm 1960,17 nước châu phi tuyên bố độc lập.

- Ngày 1 – 1 – 1959, các mạng Cu-ba thắng lợi.

=> Những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản bị sụp đổ.

II. GIAI ĐOẠN TỪ NHỮNG NĂM 60 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Những năm 60 của thế kỉ XX nổ ra phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich và Ghi-nê Bit-xao lật đổ thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.

- Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bit-xao (9 – 1974), Mô-dăm-bich (6 – 1975) và Ăng-gô-la (11 – 1975).

=> Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

III. GIAI ĐOẠN TỪ NHỮNG NĂM 70 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chung ở Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

- Chính quyền của người da đen lần lượt được thành lập ở Rô-đê-đi-a năm 1980 (nay là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hòa Nam-mi-bi-a).

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi.

Biểu tình đòi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.

B. Trắc nghiệm

Câu 1. Ý nào dười đây là thời cơ thuận lợi để các nước Đông Nam Á tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cuối năm 1945?

A. Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu tiêu diệt quân đội phát xít Đức.

B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

C. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các nước châu Phi và Mĩ La-tinh đạt nhiều thắng lợi.

D. Liên Xô viện trợ, giúp đỡ cuộc đấu tranh giành chính quyền của các nước Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Cuối năm 1945, các nước Đông Nam Á hầu hết đang bị Nhật thống trị vì vậy việc Nhật tuyên bố đầu hàng Đông Minh là thời cơ ngàn năm có một đối với cuộc đấu tranh giành chính quyền của các nước ĐNÁ.

Câu 2. Những nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập trong năm 1945?

A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.

B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

C. Lào, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 bao gồm: In- đô-nê-xi-a (ngày 17 – 8 – 1945), Việt Nam (ngày 2 – 9 – 1945), Lào (ngày 12 – 10 – 1945).

Câu 3. “Năm châu Phi” (1960) là tên gọi cho sự kiện nào sau đây?

A. Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập.

B. Châu Phi có phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất và mạnh nhất.

C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

D. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

Đáp án đúng là: C

Giải thích: (SGK – tr. 13)

Câu 4. Phong trào đấutranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích, Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị của:

A. Phát xít Nhật.

B. thực dân Tây Ban Nha.

C. phát xít I-ta-li-a.

D. thực dân Bồ Đào Nha.

Đáp án đúng là: D.

Giải thích: (SGK – tr. 14)

Câu 5. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chủ ở ba nước miền nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

Câu 6. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chủ ở ba nước nào?

A. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

B. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Ăng-gô-la.

C. Cộng hòa Nam Phi, Ăng- gô-la, Mô-dăm-bích.

D. Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích, Ghi-nê Bít-xao.

Đáp án A

Giải thích: (SGK – trang 14)

Câu 7. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Cộng hòa Nam Phi chính bị thức bị xóa bỏ ở Nam Phi vào năm nào?

A. Năm 1991

B. Năm 1992

C. Năm 1993

D. Năm 1994

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Năm 1993, Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

Câu 8. Hệ thống thộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ La-tinh bước sang trang mới với nhiệm vụ to lớn đó là:

A. củng cố nền độc lập.

B. xây dựng và phát triển đất nước.

C. khắc phục tình trạng nghèo đói, lạc hậu.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Giải thích: (SGK – tr. 4)

Câu 9. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ- rô giành thắng lợi vào thời gian nào?

A. Ngày 1 – 1 – 1959.

B. Ngày 1 – 2 – 1959.

C. Ngày 1 – 3 – 1959.

D. Ngày 1 – 4 – 1959.

Đáp án đúng là: A

Giải thích: (SGK – tr. 13)

Câu 10. Năm 1960, có bao nhiêu nước ở châu Phi giành được độc lập?

A. 15

B. 16

C. 17

D. 18

Đáp án đúng là: C

Giải thích: (SGK – trang 13)