Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT GDCD 9 > Bài 2: Tự chủ - trang 10 VBT GDCD 9

Bài 2: Tự chủ - trang 10 VBT GDCD 9

Câu 1 (trang 10 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

- Tự chủ là làm chủ bản thân.

- Người biết tự chủ là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 2 (trang 10 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

Con người cần phải biết tự chủ bởi vì: Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống 1 cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

Ví dụ: Những người không biết tự chủ: Những người ham mê cơ bạc không biết làm chủ bản thân dẫn đến nợ nần khuynh gia bại sản, hai người tranh luận với nhau không biết lắng nghe nhau dẫn đến gây gổ đánh nhau.

Câu 3 (trang 11 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

Em tự đánh giá bản thân mình là một người biết tự chủ.

Biểu hiện: Biết tự lên kế hoạch cho bản thân, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh từ các tình huống cuộc sống, làm chủ bản thân không đua đòi, xa ngã vào các tệ nạn xã hội, biết phân chia thời gian sinh hoạt hợp lí

Câu 4 (trang 11 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

Mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự chủ bằng cách:

+ Suy nghĩ kỹ trước khi nói và hành động xem xét lời nói hành động của mình đúng hay sai

+ Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

Câu 5 (trang 11 VBT GDCD 9):

Những hành vi nào dưới đây thể hiện sự tự chủ hoặc không tự chủ? Vì sao?

A. Nổi giận khi cấp dưới làm trái ý mình

B. Lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi thể hiện sự đồng tình hay

C. Điều chỉnh cách ứng xử của mình với từng đối tượng giao tiếp

D. Làm theo ý muốn của bản thân dù không được mọi người ủng hộ

E. Suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định

Hướng dẫn giải:

- Hành vi thể hiện sự tự chủ: C, E

Giải thích: Vì hành vi ở C, E thể hiện bản thân là người có suy nghĩ, hiểu biết, làm chủ được hành vi của mình.

- Hành vi thể hiện sự không tự chủ: A, B, D

Giải thích: Bởi những hành vi này thể hiện sự thiếu chính kiến cá nhân, không làm chủ được bản thân, bản thủ cứng nhắc

Câu 6 (trang 12 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

a. Hành vi của Kiên thể hiện sự thiếu tự chủ, không biết sắp xếp công việc, không biết làm chủ cảm xúc bản thân

b. Nếu là Kiên trong tình huống ấy, em sẽ gọi điện từ chối đi đá bóng cùng các bạn, sau đó đi đón em và chơi cùng em

Câu 7 (trang 12 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

a. Suy nghĩ của Lâm thể hiện Lâm không biết làm chủ cảm xúc của mình, hành vi vò bài kiểm tra và vứt xuống đất thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với kiến thức và giáo viên, hành vi thiếu kiềm chế

b. Nếu em là Lâm trong tình huống ấy, em sẽ chọn cách xử lí: Lên gặp cô giáo và nhờ cô chỉ ra nguyên nhân vì sao mình bị điểm kém

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 13 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

a. Hiện tượng đó là một hiện tượng xấu, hiện tượng tiêu cực cần phải nhanh chóng ngăn chặn. Hành vi a dua, đua đòi theo bạn xấu của một số bạn học sinh thể hiện sự thiếu tự chủ của các bạn

b. Sự a dua, đua đòi ấy có thể dẫn đến những hậu quả: Sa sút việc hành, ý thức rèn luyện đạo đức, phẩm chất đi xuống, dễ xa ngã và đi vào con đường của tệ nạn xã hội

c. Để tránh sự lôi kéo của bạn bè xấu học sinh cần phải có thái độ tránh xa những kẻ xấu, có chính kiến của bản thân, không đùa đòi dẫn đến bị sa ngã, rủ rê

Câu 2 (trang 14 VBT GDCD 9):

Hướng dẫn giải:

Người biết tự chủ là người biết cư xử có văn hóa, ý kiến này hoàn toàn đúng đắn. Tại vì: những người biết tự chủ học sẽ biết suy nghĩ trước khi hành động, họ sẽ biết hành động một cách có tính toán, nghĩ trước nghĩ sau cho nên trong cách ứng xử của mình, học sẽ biết cách làm hợp tình hợp lí nhất.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu chuyện trên cho thấy, K là người không biết tự chủ, không biết làm chủ hành vi của mình, Vì sở thích nên đã mắc phải tệ nạn xã hội đó là trộm cắp và cuối cùng trầm trọng hơn đó là mắc bệnh tâm thần. Hậu quả của việc thiếu tự chủ đối với mỗi người là vô cùng nguy hiểm, thậm chí hủy hoại cả cuộc đời của mỗi người.