Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - trang 71 VBT GDCD 9
Câu 1 (trang 71 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh
- Ví dụ:
+ Tự làm kinh tế cá thể hoặc gia nhập hợp tác xã, thành lập công ti
+ Lựa chọn khách hàng, tuyển dụng và thuê mướn nhân công
+ Sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ kinh doanh
+ Lựa chọn hình thức và huy động vốn
Câu 2 (trang 71 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh bao gồm những nội dung sau:
+ Quyền lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh
+ Lựa chọn hình thức và huy động vốn
+ Lựa chọn khách hàng, tuyển dụng và thuê mướn nhân công
+ Sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ kinh doanh.
Câu 3 (trang 72 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
- Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định các tổ chức và cá nhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình, nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào Ngân sách Nhà nước, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội
- Vai trò của thuế:
+ Là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho nhà nước
+ Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với nền kinh tế từng thời kỳ
+ Là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.
+ Là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh
Câu 4 (trang 72 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
Công dân sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh; tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, làm cho dân giàu, nước mạnh;
- Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
Câu 5 (trang 72 VBT GDCD 9):
Việc làm nào dưới đây công dân thực hiện nghiêm túc quyền tự do kinh doanh?
A. Mở phòng khám tư nhân nhưng không xin giấy phép
B. Kê khai số vốn thấp hơn thực tế để không phải nộp thuế ở mức cao
C. Kinh doanh thêm mặt hàng ngoài giấy phép để thu lợi nhuận cao
D. Làm các thủ tục xin đăng kí kinh doanh trước khi mở cửa hàng
E. Kết hợp bán những mặt hàng không đăng kí kinh doanh cùng với các mặt hàng khác đã đăng kí kinh doanh
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Vì đáp án D thể hiện sự tuân thủ những điều luật trong kinh doanh và đóng thuế.
Câu 6 (trang 73 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
a. Suy nghĩ của chồng bà Loan như thế là sai. Vì đã vi phạm nghiêm trọng những quy định trong kinh doanh và nghĩa vụ của người tham gia kinh doanh.
b. Nếu là người trong gia đình bà Loan được tham gia câu chuyện trên, em sẽ khuyên vợ chồng bà Loan nên đi khai báo và làm các thủ tục kinh doanh khi chuyển sang mặt hàng mới, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế khi thay đổi mặt hàng buôn bán của mình.
Câu 7 (trang 73 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
Theo em, vợ chồng anh Hùng cần phải làm các thủ tục xin đăng kí kinh doanh. Bởi vì dù kinh doanh lớn hay nhỏ, mọi người đều có nghĩa vụ phải khai báo và xin được cấp giấy phép kinh doanh và thực hiện đóng thuế, nếu như không thực hiện theo yêu cầu trên nghĩa là đã vi phạm pháp luật.
II. Bài tập nâng caoCâu 1 (trang 74 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
Việc kinh doanh không đúng mặt hàng đăng kí hoặc việc trốn thuế của các hộ kinh doanh gây ra những ảnh hưởng to lớn về mặt kinh tế:
- Gây thất thoát ngân sách nhà nước
- Là nguồn cơn dẫn đến khủng hoảng kinh tế
- Gây ra việc phát triển kinh tế không đều ở các vùng miền
Câu 2 (trang 74 VBT GDCD 9):
Hướng dẫn giải:
Công dân thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế là góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước. Em tán thành với ý kiến trên. Tại vì khi công dân tiến hành đóng thuế đầy đủ, ngân sách nhà nước sẽ ổn định, sự dải ngân đến những vùng kinh tế khó khăn sẽ đạt hiệu quả cao hơn góp phần phát triển kinh tế đất nước
III. Truyện đọc, thông tinVai trò của thuế đối với sự phát triển đất nước: Giúp tập trung của cải xã hội vào trong tay nhà nước, huy động nguồn tài chính để duy trì các hoạt động của xã hội mà đặc biệt là quốc phòng an ninh. Các hoạt động xã hội phát triển đồng nghĩa với việc đất nước sẽ phát triển.
Bài trước: Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - trang 66 VBT GDCD 9 Bài tiếp: Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - trang 76 VBT GDCD 9