Bài 9: Làm việc với dãy số - Giải BT Tin học 8
Bài 1 (trang 76 sgk Tin học lớp 8): "Có thể xem biến mảng là một biến được tạo từ nhiều biến có cùng kiểu, nhưng chỉ có một tên duy nhất". Theo em phát biểu này là đúng hay sai?
Bài giải:
Có thể nói rằng, khi sử dụng biến mảng, về thực chất chúng ta sắp xếp theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên gọi duy nhất. Như vậy, phát biểu trên được coi là đúng.
Bài 2 (trang 76): Em hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng trong chương trình.Bài giải:
- Lợi ích chính của việc sử dụng biến mảng trong chương trình là rút gọn việc viết chương trình, có thể sử dụng câu lệnh lặp để thay nhiều câu lệnh. Ngoài ra, chúng ta còn có thể lưu trữ và xử lí nhiều dữ liệu có nội dung liên quan đến nhau một cách hiệu quả.
Bài 3 (trang 76): Các khai báo biến mảng sau đây trong Pascal là đúng hay sai?a) var X: Array [10,13] Of Integer;
b) var X: Array [5.. 10.5] Of Real;
c) var X: Array [3.4.. 4.8] Of Integer;
d) var X: Array [4.. 10] Of Integer;
Bài giải:
a) Sai.
Sửa lại:
var X: Array [10.. 13] Of Integer;
b) Đúng.
c) Sai
Sửa lại:
var X: Array [3.4.. 4.8] Of Real;
Hoặc:
var X: Array [3.. 4] Of Integer;
d) Đúng.
Bài 4 (trang 76): Câu lệnh khai báo mảng sau đây có được máy thực hiện không?var N: integer; A: array [1.. N] of real;
Bài giải:
Câu lệnh trên không được máy thực hiện bởi vì: Cấu trúc khai báo của mảng là:
var < tên biến mảng> : array [< Chỉ số đầu>.. < Chỉ số cuối> ] of < Kiểu dữ liệu>.
Do chỉ số cuối phải là một số cụ thể, còn n là một biến khai báo được cấp giá trị cụ thể nên máy sẽ không thực hiện lệnh.
Bài 5 (trang 76): Viết chương trình sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy cũng được nhập từ bàn phím.Bài giải:
- Chương trình Pascal sẽ là:
- Kết quả sau khi chạy thử
var Danhsach: array [1.. 20] of string;
Hãy tìm hiểu về biến mảng có các kiểu dữ liệu khác kiểu số và ứng dụng của chúng để giải quyết bài toán thực tế.
Bài giải:
- Chúng ta đã được học các kiểu dữ liệu số thực, số nguyên, xâu kí tự thì sẽ có các mảng thuộc kiểu dữ liệu số thực, số nguyên và mảng của xâu kí tự. Và có một kiểu dữ liệu là boolean mang 2 giá trị: True or Fale (đúng hoặc sai).
- Ví dụ: Nhập vào số n. Kiểm tra số n có phải là số nguyên tố hay không. Khi đọc đề bài thì chúng ta thấy kết quả sau khi giải quyết vấn đề là: Là số nguyên tố hoặc không phải là số nguyên tố. Nói một cách ngắn gọn là có hoặc không, đúng hoặc sai
- Giải thuật: Như trong toán học bình thường: Số n là số nguyên tố khi nó không chia hết cho các số từ 2 đến n-1.
- Đầu tiên chúng ta khai báo một biến (ví dụ biến tên kiemtra) kiểu boolean và gán cho nó có giá trị bằng true, nếu có tồn tại một số i từ 2 đến n-1 mà số n chia hết cho i thì gán biến đó mang giá trị false.
- Sau đó chúng ta xét biến kiemtra mang giá trị nào. Nếu giá trị là true thì nó là số nguyên tố ngược lại thì không phải là số nguyên tố.
Bài trước: Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While...do - Giải BT Tin học 8 Bài tiếp: Bài thực hành 7: Xử lí dãy số trong chương trình - Giải BT Tin học 8