Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Tin học 8 > Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước - Giải BT Tin học 8

Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước - Giải BT Tin học 8

Bài 1 (trang 66 sgk Tin học lớp 8): Em hãy nêu một vài ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.

Bài giải:

- Tập nấu cho đến khi nấu ăn giỏi.

- Tập đi cho đến khi biết đi.

- Múc nước cho đến khi đầy thùng.

Bài 2 (trang 66): Em hãy phát biểu sự khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước và câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước.

Bài giải:

Sự khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước và câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước, như sau:

* Câu lệnh lặp với số lần biết trước:

- Chỉ thị cho máy tính thực hiện 1 lệnh hay 1 nhóm lệnh với số lần đã được xác định từ trước.

- Điều kiện là 1 giá trị của 1 biến đếm có giá trị nguyên

* Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước:

- Chỉ thị cho máy tính thực hiện 1 lệnh hay 1 nhóm lệnh với số lần lặp chưa biết trước.

- Điều kiện tổng quát hơn, có thể là kiểm tra của 1 giá trị có thực, cũng có thể là 1 điều kiện tổng quát khác.

Bài 3 (trang 66): Hãy khám phá những thuật toán dưới đây và xác định số vòng lặp mà máy tính sẽ thực hiện khi thực hiện thuật toán. Khi kết thúc, giá trị của S sẽ là bao nhiêu? Hãy viết một chương trình Pascal để thể hiện các thuật toán đó.

a) Thuật toán 1

Bước 1. S ← 10, x ← 0.5

Bước 2. Nếu S ≤ 5.2, chuyển tới bước 4.

Bước 3. S ← S - x và quay lại bước 2.

Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán.

b) Thuật toán 2

Bước 1. S ← 10, n ← 0.

Bước 2. Nếu S ≥ 10, chuyển tới bước 4.

Bước 3. n ← n+3, S ← S-n và quay lại bước 2.

Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán.

Bài giải:

a) Thuật toán 1:

- Kết quả thuật toán có 10 vòng lặp, giá trị S=5.

- Chương trình Pascal:

b) Thuật toán 2:

- Kết quả thuật toán có 0 vòng lặp do điều kiện vòng lặp không thỏa mãn, giá trị S=10.

- Chương trình Pascal:

Bài 4 (trang 67): Em hãy tìm hiểu mỗi đoạn chương trình Pascal sau đây và cho biết với đoạn lệnh đó chương trình thực hiện bao nhiêu vòng lặp. Từ đó đưa ra nhận xét.


a) S: =0; n: =0; while S < = 10 do begin n: = n+1; S: = S+n end; b) S: = 0; n: = 0; while S > =10 do n: = n+1; S: =S+n;

Bài giải:

a) Chương trình thực hiện 10 vòng lặp.

b) Chương trình thực hiện vô hạn vòng lặp do giá trị của S luôn luôn nhỏ hơn 10.

Nhận xét: Cần chú ý về lỗi vòng lặp vô hạn. Ở phần b do thiếu đoạn "begin end" để đóng mở nên sau lệnh lặp chỉ thực hiện lệnh tăng n lên 1, còn lệnh tăng S lên 1 không thực hiện được. Do đó S luôn bằng 0 như ban đầu. Lỗi lặp vô hạn xuất hiện.

Tìm hiểu mở rộng (trang 67): Câu lệnh lặp Repeat… until

Một câu lệnh lặp khác cũng thường hay được sử dụng trong Pascal đó là câu lệnh repeat… until có cú pháp như sau:


repeat < câu lệnh 1> ; < câu lệnh 2> ;…; < câu lệnh k> ; until < điều kiện> ;

Khi gặp câu lệnh này chương trình sẽ thực hiện các câu lệnh nằm giữa hai từ khóa repeat và until, sau đó kiểm tra < điều kiện > , nếu < điều kiện> sai thì tiếp tục thực hiện vòng lặp. Quá trình đó được lăp đi lặp lại cho tới khi nào < điều kiện> đúng thì kết thúc.

Đoạn chương trình sau cho cùng kết quả như ví dụ 4 ở trên:


T: = 0; i: = 1; repeat T: = T+1/i; i: = i+1; until i> 100; writeln (T);

1. Em hãy viết chương trình Pascal với câu lệnh repeat…until, thể hiện thuật tính tính số n trong ví dụ 1.

2. Em hãy tìm hiểu và rút ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các câu lệnh lặp While… do và Repeat … until.

Bài giải:

1. Chương trình pascal:

2. Điểm giống và khác nhau giữa các câu lệnh lặp While… do và Repeat … until.

- Câu lệnh repeat…until: Chương trình sẽ thực hiện các câu lệnh nằm giữa hai từ khóa repeat và until, sau đó kiểm tra < điều kiện> , nếu < điều kiện> sai thì tiếp tục thực hiện vòng lặp. Nếu đúng thì kết thúc.

- Câu lệnh lặp while … do: Kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện sai câu lệnh sẽ bị bỏ qua và thực hiện lệnh kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại kiểm tra điều kiện.

+ Điển giống nhau: Đều là lệnh lặp với số lần chưa biết trước.

+ Khác nhau: Câu lệnh "Repeat… until" sẽ thực hiện lệnh rồi mới kiểm tra còn câu lênh "while… do" kiểm tra rồi mới thực hiện lệnh.