Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Tin học 8 > Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Giải BT Tin học 8

Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Giải BT Tin học 8

Bài 1 (trang 50 sgk Tin học lớp 8): Em hãy nêu một vài ví dụ về các hoạt động hàng ngày phụ thuộc vào điều kiện.

Bài giải:

Ví dụ:

- Nếu bị ốm, bạn không thể đi học.

- Nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ bị đau bụng.

- Nếu không có tiền, bạn không mua được ô tô.

- Nếu không học, bạn sẽ bị điểm kém.

- Nếu không được cắm điện, máy tính để bàn của em sẽ không hoạt động được

- Nếu đạt điểm tổng kết cả năm cao hơn 8.5, em sẽ đạt danh hiệu "Học sinh giỏi"

- Nếu không được tưới đủ nước đúng thời kì phát triển, lúa sẽ không cho thu hoạch cao

- Nếu bị bệnh, em (cần phải) đi đến phòng khám để bác sĩ khám bệnh

Bài 2 (trang 50): Mỗi điều kiện hoặc biểu thức sau đây cho kết quả đúng hay sai? Giải thích vì sao?

a) 123 là số chia hết cho 3.

b) Nếu ba cạnh a, b và c của một tam giác thỏa mãn c2 > a2 + b2 thì tam giác đó có một góc vuông.

c) 152 > 200.

d) x2 < 1.

Bài giải:

a) Đúng.

b) Sai. Vì c2 = a2 + b2 thì tam giác đó mới có góc vuông.

c) Đúng

d) Đúng nếu -1 < x & lt; 1.

Sai nếu x > 1 hoặc x < -1

Bài 3 (trang 50): Hai người bạn cùng chơi trò chơi đoán số. Một người nghĩ trong đầu một số tự nhiên nhỏ hơn 10. Người kia đoán xem bạn đã nghĩ số gì. Nếu đoán đúng, người đoán sẽ được cộng thêm 1 điểm, nếu sai sẽ không được cộng điểm. Luân phiên nhau nghĩ và đoán. Sau 10 lần, ai được nhiều điểm hơn, người đó sẽ thắng.

Em hãy phát biểu quy tắc thực hiện một nước đi ở trò chơi. Hoạt động nào sẽ được thực hiện, nếu điều kiện của quy tắc đó thỏa mãn? Hoạt động nào sẽ được thực hiện, nếu điều kiện của quy tắc đó không thỏa mãn.

Bài giải:

- Nếu người thứ nhất đoán đúng thì điểm sẽ tăng lên 1 điểm, nếu sai không bị trừ điểm rồi đến lượt người thứ hai đoán.

- Nếu người thứ hai đoán đúng điểm sẽ tăng lên 1, nếu sai không bị trừ điểm rồi quay về lượt của người thứ nhất. Kết thúc 1 lượt đoán.

- Sau 10 lượt đoán, nếu ai được nhiều điểm hơn thì người đó sẽ thắng.

Bài 4 (trang 50): Một trò chơi máy tính rất hứng thú đối với các em nhỏ là hứng trứng. Một quả trúng rơi từ một vị trí ngẫu nhiên trên cao. Người chơi dùng các phím mũi tên → hoặc ← để điều khiển một chiếc khay di chuyển theo chiều ngang để hứng quả trứng.

Mỗi lần người chơi phím mũi tên (hoặc) thì chiếc khay sẽ dịch chuyển (sang phải hoặc sang trái) một đơn vị khoảng cách. Nếu người chơi không nhấn phím khác hai phím nói trên thì chiếc khay sẽ đứng yên.

Điều kiện để điều khiển chiếc khay trong trò chơi là gì? Nếu điều kiện đó được thỏa mãn, hoạt động nào sẽ được thực hiện? Nếu không thỏa mãn, thì hoạt động nào sẽ được thực hiện?

Bài giải:

- Điều kiện để điều khiển chiếc khay trong trò chơi là:

+ Nếu nhấn phím mũi tên → thì khay sẽ dịch sang phải một bước.

+ Nếu nhấn phím mũi tên ← thì khay sẽ dịch sang trái một bước.

+ Nếu không nhấn 2 phím → và ←, khay sẽ đứng yên.

Bài 5 (trang 51): Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng

a) if x: =7 then a: =b;

b) if x > 5; then a: =b;

c) if x > 5 then; a: =b;

d) if x > 5 then a: =b; m: =n;

e) if x > 5 then a: =b; else m: =n;

f) if n > 0 then begin a: =0; m: =-1 end else c: =a;

Bài giải:

a) Sai.

Sửa lại: if x=7 then a: =b;

b) Sai

Sửa lại: if x > 5 then a: =b;

c) Sai

Sửa lại: if x > 5 then a: =b;

d) Đúng.

e) Sai

Sửa lại: if x > 5 then a: =b else m: =n;

f) Đúng

Bài 6 (trang 51): Với mỗi câu lệnh sau đây giá trị của biến X sẽ là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5?

a) if (45 mod 3) = 0 then X: = X+1;

b) if X > 10 then X: = X+1;

Bài giải:

a) X = 6.

Do 45 chia hết cho 3 nên điều kiện thỏa mãn và X sẽ tăng lên 1 và bằng 6

b) X = 5.

Do X = 5 < 10 nên điều kiện không thỏa mãn.

Bài 7 (trang 51): Giả sử cần viết chương trình nhập một số tự nhiên vào máy tính và in ra màn hình kết quả số đã nhập chẵn hay lẻ, cụ thể “5 là số lẻ”, “8 là số chẵn”. Hãy mô tả các bước của thuật toán để giải quyết bài toán trên và viết chương trình Pascal để thực hiện thuật toán đó.

Bài giải:

- Thuật toán chương trình:

Bước 1: Nhập một số tự nhiên n và một biến d.

Bước 2: Gán giá d=n mod 2.

Bước 3: Nếu d=0 thì đấy là số chẵn, ngược lại thì đấy là số lẻ.

Bước 4. Kết thúc thuật toán.

- Chương trình Pascal:

- Kết quả:

Tìm hiểu mở rộng 1 (trang 51 sgk Tin học lớp 8): Các câu lệnh điều kiện có thể sử dụng lồng nhau như trong ví dụ dưới đây: Ví dụ: Cho hai số thực a, b. Đoạn chương trình sau in kết quả so sánh 2 số đó ra màn hình, như "a> b", "a< b", hoặc "a=b":
if a > b then writeln ('a> b') else if a = b then writeln ('a=b') else writeln ('a< b');

Tìm hiểu mở rộng 2 (trang 51): Em hãy tìm hiểu thêm các ví dụ khác về các trường hợp sử dụng các câu lệnh lồng nhau.

Bài giải:

Ví dụ về các trường hợp sử dụng các câu lệnh lồng nhau như sau:


Delta: =b*b-4*a*c; if Delta > 0 then writeln (‘Phuong trinh co 2 nghiem phan biet) else if Delta=0 then writeln (‘Phuong trinh co 1 nghiem kep’) else writeln (‘Phuong trinh vo nghiem’);

Tìm hiểu mở rộng 3 (trang 51): Mỗi câu lệnh điều kiện đủ có thể được thay thế tương đường bằng 2 câu lệnh điều kiện thiếu. Em hãy thử làm điều đó với một câu lệnh điều kiện đủ.

Bài giải:

- Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
if b < > 0 then x: =a/b else write (‘Khong chia duoc’);
- Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
if b < > 0 then x: =a/b; if b=0 then write (‘Khong chia duoc’);