Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam - Giải BT Địa Lí 8
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 36
Bài giải:
Các loại đất ghi ở hình 36.1 như sau:
- Núi, đồi:
+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.
+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.
- Đồng bằng sông Mã:
+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).
+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).
- Ven biển có đất mặn ven biển.
(trang 127 sgk Địa Lí 8): - Muốn hạn chế hiện tượng đất xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì?
Bài giải:
Muốn hạn chế hiện tượng đất xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải:
- Bảo vệ rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc.
(trang 127 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 36.2, em hãy cho biết đất bazan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào?
Bài giải:
- Đất bazan phân bố chủ yếu ởTây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Đất đá vôi phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
Bài 1 trang 129 sgk Địa Lí 8: So sánh nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?
Bài giải:Nhóm đất | Đặc tính | Phân bố | Giá trị sử dụng |
---|---|---|---|
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) | Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm. | Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…). | Trồng cây công nghiệp. |
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) | Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. | Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. | Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. |
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) | Nhìn chung rất phì nhiêu tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt… | Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…) | Được sử dụng trong nông nghiệp như: trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả… |
Bài 2 trang 129 sgk Địa Lí 8: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta, từ đó đưa ra nhận xét.
a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.
b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
c) Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.
Bài giải:- Vẽ biểu đồ như sau:
- Nhận xét: Trong 3 nhóm đất chính của nước ta, nhóm đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng cao nhất là 65%, tiếp theo là đất phù sa chiếm 24% và sau đó là đất mùn núi cao chiếm 11%.