Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Địa Lí 8 > Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á - Giải BT Địa Lí 8

Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á - Giải BT Địa Lí 8

Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 15

(trang 51 sgk Địa Lí 8): - Qua bảng số liệu 15.1, so sánh số dân, mật độ dân số trung bình tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới?

Bài giải:

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Dân số Đông Nam Á đông, chiếm 14,2% dân số châu Á và 8,6% dân số thế giới.

- Mật độ dân số trung bình của khu vực thuộc loại cao so với thế giới (119 người/km2, gấp hơn hai lần), nhưng tương đương với mật độ của châu Á.

- Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực cao hơn so với châu Á và thế giới.

(trang 51 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 15.1 và bảng 15.2 hãy cho biết:

- Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Kể tên các nước và thủ đô từng nước.

- So sánh diện tích, dân số của nước ta với các nước trung khu vực.

- Có những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia Đông Nam Á. Điều này có ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu vực?

Bài giải:

- Đông Nam Á gồm tất cả 11 nước:

+ Trên bán đảo Trung Ấn là các nước: Việt Nam (Thủ đô Hà Nội), Lào (Thủ đô Viên Chăn), Cam-pu-chia (Thủ đô Phnom-pênh), Thái Lan (Thủ đô Băng Cốc), Mi-an-ma (Thủ đô Y-an-gun), Ma-lai-xi-a (Thủ đô Cua-ca Lăm-pơ).

+ Trên đảo gồm: I-đô-nê-xi-a (Thủ đô Gia-các-ta), Xin-ga-po (Thủ đô Xin-ga-po), Bru-nây (Thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan), Phi-líp-pin (Thủ đô Ma-ni-la), Đông-ti-mo (Thủ đô Đi-li), Ma-lai-xi-a (ở cả bán đảo và đảo; Thủ đô Cua-la Lăm-pơ).

- Diện tích của Việt Nam tương đương với Phi-líp-pin và Mai-lai-xi-a song dân số Việt Nam hơn Ma-lai-xi-a khá nhiều, gấp trên 3 lần và tương đương với dân số của Phi-líp-pin, nhưng mức tăng dân số của Phi-líp-oin cao hơn Việt Nam.

- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia trong khu vực là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai. Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ chung với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.

(trang 51 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 6.1, nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á?

Bài giải:

Nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á: Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ.

(trang 53 sgk Địa Lí 8): - Tại sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản suất của người dân các nước Đông Nam Á?

Bài giải:

Có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản suất của người dân các nước Đông Nam Á là vì: Dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và hải đảo…

Bài 1 trang 53 sgk Địa Lí 8: Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á?

Bài giải:

- Dân cư phân bố không đều.

+ Dân cư tập trung đông (trên 100 người/km^2) ở vùng ven biển của Việt Nam, Thái Lan và Mi-an-ma, một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

+ Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.

- Nguyên nhân phân bố dân cư không đều đó là do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố, giao thông thuận tiện.

Bài 2 trang 53 sgk Địa Lí 8: Đọc các thông tin trong bảng 15.2, hãy thống kê các nước Đông Nam Á theo diện tích từ nhỏ đến lớn, theo dân số từ ít đến nhiều. Cho biết Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Bài giải:

Bài 2 trang 53 sgk Địa Lí 8 ảnh 1

Việt Nam có vị trí thứ 9 về cả diện tích và dân số

Bài 3 trang 53 sgk Địa Lí 8: Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?

Bài giải:

Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn cho sự hợp tác giữa các nước như sau:

- Thuận lợi: Tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.

- Khó khăn: Tồn tại những bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.