Tổng kết và ôn tập Chương 6 và Chương 7 - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)
Tổng kết và ôn tập Chương 6 và Chương 7
Bài 1 trang 171 Công nghệ 8: Điện năng là gì? Điện năng được sản xuất và truyền tải như thế nào? Nêu vai trò của điện năng với sản xuất và đời sống.
Bài giải:- Điện năng là năng lượng của dòng điện.
- Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử,... và được truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ.
- Vai trò của điện năng với sản xuất và đời sống:
Trong sản xuất:
+ Các nhà máy cơ khí: sản xuất tàu hỏa, ô tô, máy bay, ...
+ Nhà máy sản xuất thiết bị dạy học, sản xuất thiết bị y tế, sản xuất các thiết bị và dụng cụ thể thao, ...
+ Các nhà máy luyện kim, nhà máy hóa chất, ...
+ Nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng: Dệt, may, đồ dùng gia đình, ...
+ Dùng trong các trạm bơm nông nghiệp, nhà máy xay xát, nhà máy chế biến thức ăn gia súc. ...
+ Dùng trong các phòng thí nghiệm, phòng mổ, để chạy các máy ở bệnh viện,
Trong đời sống:
+ Thắp sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống.
+ Dùng để chạy máy bơm nước, quạt điện, máy giặt, tủ lạnh, ...
+ Dùng để nghe radio, xem ti vi, vào mạng internet. ...
Bài 2: Nêu những nguyên nhân xảy ra tai nạn điện? Trình bày các biện pháp khắc phục.
Bài giải:- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện → Cần dùng đồ bảo hộ cách điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp → Không đến gần trạm biến áp hoặc đứng dưới lưới điện cao áp.
- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất → Không lại gần chỗ dây điện dứt chạm mặt đất.
Bài 3: Nêu những yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện? Cho biết tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và giải thích các yêu cầu trên.
Bài giải:- Các yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện là:
Cách điện tốt phần dẫn điện.
Chắc chắn, bền
- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện là: Kìm điện, tua vít điện, cờ lê điện, găng tay cao su, ủng cao su, thảm cao su, bút thử điện,...
Bài 4: Nêu các bước cứu người bị tai nạn điện. Tại sao khi cứu người bị tai nạn điện phải rất thận trọng nhưng cũng cần phải rất nhanh chóng?
Bài giải:- Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Sơ cứu nạn nhân.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.
+ Phải thận trọng là để tránh cho người cứu cũng bị điện giật lây.
+ Nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người bị tai nạn điện.
Bài 5: Vật liệu kĩ thuật điện được chia thành mấy loại? Dựa vào tiêu chí gì để phân loại các vật liệu kĩ thuật điện?
Bài giải:* Vật liệu kĩ thuật điện được chia thành 3 loại:
- Vật liệu dẫn điện.
- Vật liệu cách điện.
- Vật liệu dẫn từ.
* Dựa vào tính chất vật lí của vật liệu để phân loại: tính dẫn điện, tính cách điện, tính dẫn từ, ...
Bài 6: Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện người ta cần có những vật liệu kĩ thuật điện gì? Giải thích tại sao?
Bài giải:- Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện người ta cần có vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ, … là bởi những vật liệu đó có các đặc tính cơ bản của các sản phẩm trên.
Bài 7: Đồ dùng điện gia đình được phân thành mấy nhóm? Nêu nguyên lí biến đổi năng lượng của mỗi nhóm.
Bài giải:- Đồ dùng điện gia đình được chia thành 3 nhóm: Điện quang, điện nhiệt, điện cơ
+ Đồ dùng loại điện quang: Biến đổi điện năng thành quang năng, dùng để chiếu sáng. ...
+ Đồ dùng loại điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng,...
+ Đồ dùng loại điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng, dùng để dẫn động, quay máy.
Bài 8: Nêu những ứng dụng của động cơ điện một pha trong các đồ dùng điện gia đình.
Bài giải:- Những ứng dụng của động cơ điện một pha trong các đồ điện gia đình như: Quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, đầu đĩa, đầu băng, Radiocatxet, máy biến áp một pha xoay chiều dòng điện, ...
Bài 9: Cần làm gì để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình?
Bài giải:Để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình, cần:
- Dùng điện vào nguồn điện có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
- Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức.
- Thường xuyên kiểm tra an toàn điện ở dây dẫn, phích cắm, ổ cắm, dò điện ra vỏ, lau chùi vỏ, ...
Bài 10: Nêu nguyên lí làm việc và công dụng của máy biến áp một pha.
Bài giải:- Khi đóng điện, ở hai đầu cuộn sơ cấp có điện áp vào U1, hiện tượng cảm ứng điện từ làm xuất dòng điện cảm ứng trong cuộn thứ cấp, ở hai đầu cuộn thứ cấp có điện áp ra U2.
- Máy biến áp một pha dùng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều trong gia đình.
Bài 11: Một máy biến áp một pha có U1 = 220V; N1 = 400 vòng; U2 = 110V, N2 = 200 vòng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1 = 200V, để giữ U2 không đổi nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu?
Bài giải:Ta có: N2 = N1.U2/U1 = 220 vòng.
Bài 12: Tại sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu những biện pháp tiết kiệm điện năng.
Bài giải:- Cần tiết kiệm điện năng là vì:
Tiết kiệm tiền cho gia đình
Tiết kiệm điện cho hộ gia đình, ưu tiên điện cho các nhà máy sản xuất, bệnh viện, …
Tiết kiệm nguồn tài nguyên, tránh gây ô nhiễm môi trường do tác động của các nhà máy điện phải hoạt động quá công suất.
- Các biện pháp tiết kiệm điện năng:
Không sử dụng các thiết bị điện khi không cần thiết và trong giờ cao điểm.
Tắt các đồ dùng điện khi không còn sử dụng hoặc tạm thời không sử dụng.
Đọc kĩ yêu cầu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về các thiết bị điện để dùng sao cho phù hợp nhất.
Bài 13: Tính số tiền tiêu thụ điện năng của gia đình em trong một tháng (coi điện năng tiêu thụ của các ngày như nhau)
Bài giải:
- Giá tiền điện năng là 4000 vnd/1 số điện
- 1 số điện = 1kW = 1000W.
- Một ngày sử dụng khoảng 2 số thì 1 tháng sẽ dùng 60 số.
- Tiền điện 1 tháng là: 60.4000 = 240000 vnd.
Bài trước: Bài 49: Thực Hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)