Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất) > Bài 25: Mối ghép cố định mối ghép không tháo được - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)

Bài 25: Mối ghép cố định mối ghép không tháo được - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)

Bài 25: Mối ghép cố định mối ghép không tháo được

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 25 trang 86: Quan sát 2 mối ghép trong hình 25.1 và cho biết:

- 2 mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau?

- Làm cách nào để tháo rời các chi tiết của hai mối ghép trên?

Bài giải:

Điểm giống nhau ở 2 mối ghép trên là:Chúng đều là mối ghép cố định nhưng một cái là mối ghép tháo được, một cái là mối ghép không tháo được.

Khác nhau:

- Trong mối ghép không tháo được cần phải phá hủy điểm tiếp xúc giữa hai chi tiết thì mới tháo được.

- Trong mối ghép tháo được thì có thể tháo rời các chi tiết như nguyên vẹn.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 25 trang 87: Quan sát hình 25.2, em hãy cho biết cấu tạo của mối ghép bằng đinh tán.

Bài giải:

Cấu tạo của mối ghép bằng đinh tán như sau:

- Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm. Chi tiết ghép là đinh tán. Lỗ trên chi tiết được ghép tạo ra bằng cách đột hoặc khoan.

- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ (hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt).

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 25 trang 87: Trong gia đình em, những đồ vật nào được ghép bằng đinh tán.

Bài giải:

Những đồ vật được ghép bằng đinh tán trong gia đình em như: nồi, xoong, chảo, ...

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 25 trang 88: Quan sát hình 25.3, em hãy cho biết các cách làm nóng chảy vật hàn.

Bài giải:

Trong quá trình hàn, người ta tạo nhiệt đến mức kim loại chảy tại các điểm tiếp xúc để kết nối các chi tiết lại với nhau..

Bài 1 trang 89 Công nghệ 8: Mối ghép cố định là gì? Chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó.

Bài giải:

- Mối ghép cố định là một loại mối ghép mà các chi tiết được kết nối không có sự di chuyển tương đối. Nó bao gồm mối ghép không tháo rời và mối ghép có thể tháo rời.

- Trong mối ghép không tháo được cần phải phá hủy điểm tiếp xúc giữa hai chi tiết thì khi đó mới tháo được.

- Trong mối ghép tháo được thì có thể tháo rời các chi tiết như nguyên vẹn.

Bài 2: Mối ghép bằng đinh tán và mối ghép hàn được hình thành như thế nào? Cho biết ứng dụng của chúng.

Bài giải:

- Mối ghép đinh tán: Khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

Mối ghép đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình, ...

- Mối ghép hàn: Khi hàn, người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính các chi tiết lại với nhau, hoặc được dính kết với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác

Ứng dụng: Tạo ra các khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và trong công nghiệp điện tử.

Bài 3: Vì sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?

Bài giải:

Người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh là vì: Nhôm là kim loại không thể hàn được bởi chúng rất dễ bị chảy ra khi gặp nhiệt độ nóng. Hơn nữa rất tốn kém khi phải sử dụng hợp chất hóa học rất nguy hiểm tới sức khỏe. Tại các nước văn minh người ta dùng keo dán kim loại để dán nhôm.