Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất) > Bài 29: Truyền chuyển động - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)

Bài 29: Truyền chuyển động - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)

Bài 29: Truyền chuyển động

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 29 trang 98: Hãy quan sát cơ cấu truyền chuyển động của chiếc xe đạp trong hình và trả lời các câu hỏi sau:

Vì sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau?

Vì sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp?

Bài giải:

- Cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau, vì bộ phận của trục giữa và các bộ phận của trục sau ở xa nhau, chúng đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Muốn xe đi được cần truyền chuyển động ban đầu, dùng chân đạp nhẹ xuống đất để xe chuyển động sau đó đạp vào bàn đạp. Nếu chỉ ngồi lên xe rồi đạp vào bàn đạp cho xe chuyển động thì lực kéo ban đầu của xích rất lớn và xích chóng hỏng.

- Số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp vì như thế thì số vòng quay của líp nhiều hơn số vòng quay của đĩa, giúp cho bánh sau quay nhanh, xe sẽ chuyển động nhanh hơn.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 29 trang 99: Em hãy cho biết bánh đai thường được làm bằng vật liệu gì?

Bài giải:

Bánh đai thường được làm bằng gang, thép hoặc cao su, ...

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 29 trang 100: Từ hệ thức trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?

Muốn đảo chiều chuyển động của bánh bị dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu nào?

Bài giải:

- Nhận xét: Đường kính bánh đai tỉ lệ nghịch với số vòng quay.

- Muốn đảo chiều chuyển động của bánh bị dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu chéo nhau.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 29 trang 100: Quan sát hình 29.3 và hoàn thành các câu sau:

Bài giải:

- Bộ truyền chuyển động bánh răng gồm: bánh dẫn và bánh bị dẫn.

- Bộ truyền chuyển động xích gồm: đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và xích.

Bài 1 trang 101 Công nghệ 8: Vì sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?

Bài giải:

Máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động vì:

- Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.

- Truyền, biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

Bài 2: Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.

Bài giải:

Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i:

Bài 2 trang 101 Công nghệ 8 ảnh 1

Bài 3: Cho biết phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động.

Bài giải:

Các bộ truyền chuyển động được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy khác nhau như: máy khoan, máy khâu, máy tiện, ô tô, máy kéo, ...

Bài 4: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Xác định tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Bài giải:

- Ta có: i= Z1/Z2 = 50/25 = 2.5

- Vậy nên đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích 2.5 lần.