Bài 21: Cưa và đục kim loại - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)
Bài 21: Cưa và đục kim loại
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 21 trang 70: Nêu nhận xét về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại? Giải thích sự khác nhau giữa hai lưỡi cưa.
Bài giải:
Nhận xét:
- Cưa gỗ răng cưa dài hơn to hơn. Không thể cưa được những vật cứng.
- Cưa sắt thì răng cưa ngắn, khít nhau và có thể cưa được vật cứng.
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 21 trang 71: Quan sát hình 21.1b, mô tả cách chọn chiều cao của etô.
Bài giải:Cách chọn chiều cao của etô: Chiều cao của eto phải ngang với cánh tay lúc vuông góc 90o với khuỷu tay.
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 21 trang 72: Quan sát hình 21.4, em hãy mô tả cách cầm đục và cầm búa.
Bài giải:Cách cầm đục và cầm búa:
- Đục: cầm cách cán từ 2-3 cm sao cho thoải mái nhất khi đục.
- Búa: Cầm cách cán từ 2-3 cm sao cho động tác thoải mái nhất có thể khi đập xuống.
Bài 1 trang 73 Công nghệ 8: Hãy nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại.
Bài giải:Tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại:
- Người cưa phải đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bàn tay kẹp ê tô.
- Cách cầm cưa: Tay phải cầm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa.
- Thao tác: Kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đấy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lựa cắt, khi kéo cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.
Bài 2: Nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại.
Bài giải:Kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại như sau:
- Khi cầm đục các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh.
- Tư thế, vị trí đứng đụ, cách chọn chiều cao bàn ê tô giống như ở phần cưa.
- Nên đứng về phía sao cho lực đánh búa vuông góc với má kẹp.
- Bắt đầu quá trình đục bằng cách đặt lưỡi đục sát vào mép của vật, khoảng cách từ mặt trên của vật là 0,5 - 1mm. Tiến hành đánh nhẹ để đục thấm vào vật khoảng 0,5mm. Tăng lên độ nghiêng của đục sao cho lưỡi đục tạo một góc 30-35° với mặt ngang. Sau đó, đánh mạnh và đều bằng búa.
- Khi chặt đứt ta đặt đục vuông góc với mặt nằm nang.
- Kết thúc đục: khi đục gần đứt phải giảm dần lực đánh búa.
Bài 3: Để đảm bảo an toàn khi cưa và đục, cần phải chú ý những điểm gì?
Bài giải:Khi cưa và đục cần phải chú ý:
- Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt.
- Không dùng đục bị mẻ.
- Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện người đục.
- Kẹp vật vào e tô phải đủ chặt.
- Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.
Bài trước: Bài 20: Dụng cụ cơ khí - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 22: Dũa và khoan kim loại - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)