Bài 18: Vật liệu cơ khí - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)
Bài 18: Vật liệu cơ khí
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 60: Qua quan sát chiếc xe đạp và nêu tên những chi tiết bộ phận của xe làm bằng kim loại?
Bài giải:
Những chi tiết, bộ phận của xe làm bằng kim loại như: Chân chống, tay cầm, vành xe, khung xe, xích, ...
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 60: Hãy cho biết sản phẩm sau đây thường làm bằng những vật liệu gì?
Bài giải:
Sản phẩm | Lưỡi kéo cắt giấy | Lưỡi cuốc | Móc khóa cửa | Chảo rán | Lõi dây dẫn điện | Khung xe đạp |
Loại vật liệu | Thép không gỉ | Sắt | Thép hợp kim ti tan | Gang, nhôm | Đồng, nhôm, vàng | Hợp kim nhôm |
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 61: Hãy cho biết những vật dụng sau đây được làm bằng chất dẻo gì?
Bài giải:
Vật dụng | Áo mưa | Can nhựa | Vỏ ổ cắm điện | Vỏ quạt điện | Vỏ bút bi | Thước nhựa |
Loại chất dẻo | Dẻo nhiệt | Dẻo nhiệt | Dẻo nhiệt rắn | Dẻo nhiệt rắn | Dẻo nhiệt rắn | Dẻo nhiệt |
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 61: Em hãy kể tên sản phẩm cách điện làm bằng cao su.
Bài giải:
Các sản phẩm cách điện làm bằng cao su như:
- Vỏ tay cầm của kìm cách điện.
- Áo bảo hộ cao su.
- Ủng cao su.
- Găng tay cao su.
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 18 trang 62: Nêu nhận xét về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng và nhôm?
Bài giải:Nhận xét:
- Tính dẫn điện: Thép < Nhôm < Đồng
- Tính dẫn nhiệt: Thép < Đồng < Nhôm
Bài 1 trang 63 Công nghệ 8: Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Nêu ý nghĩa của tính công nghệ trong sản xuất?
Bài giải:Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:
- Tính cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền.
- Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng
- Tính chất hóa học: tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn.
- Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tình rèn, ...
* Ý nghĩa: Dựa vào tính công nghệ để biết được khả năng cũng như mục đích, tác dụng của vật liệu để gia công sản xuất sao cho phù hợp.
Bài 2: Hãy nêu sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu.
Kim loại | Phi kim loại |
- Vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiết bị và máy móc. - Có kim loại đen và kim loại màu. | - Dẫn điện, nhiệt kém. - Dễ gia công, không bị oxy hóa, ít mài mòn. - Chất dẻo, cao su |
Kim loại đen | Kim loại màu |
- Thành phần chủ yếu là sắt và cacbon. - Gồm gang và thép dựa vào tỉ lệ thành phần. - Gang: gang xám, gang trắng và gang dẻo. - Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (tạo ra dụng cụ gia đình và các chi tiết máy). | - Chủ yếu là các kim loại còn lại. - Dưới dạng hợp kim. - Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, tính dẫn điện và nhiệt tốt. - Ít bị oxy hóa. - Đồng, nhôm và hợp kim: được sử dụng trong sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện. |
Bài 3: Kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng.
Bài giải:Tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng:
- Vật liệu kim loại:
+ Thép: thép cacbon (chủ yếu trong xây dựng và cầu đường), thép hợp kim (dụng cụ gia đình và chi tiết máy).
+ Đồng, nhôm và hợp kim: sản xuất đồ dùng gia đình, chi tiết máy, vật liệu dẫn điện.
- Vật liệu phi kim loại:
+ Cao su: xăm, lốp xe đạp xe máy ô tô, vật liệu cách điện.
+ Chất dẻo: dụng cụ sinh hoạt gia đình: rổ, chai, thùng.
Bài trước: Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 19: Bài tập thực hành: Vật liệu cơ khí - Giải BT Công nghệ 8 (ngắn nhất)