Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Giải BT Sinh 7 (ngắn nhất)
Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 6 trang 23: Đánh dấu (X) vào ô trống ứng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
- Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây:
Có chân giả | |
Sống tự do ngoài thiên nhiên | |
Có di chuyển tích cực | |
Có hình thành bào xác |
- Trùng kiết lị khác trùng biến hình chỗ nào trong số các đặc điểm dưới đây:
Chỉ ăn hồng cầu | |
Có chân giả dài | |
Có chân giả ngắn | |
Không có hại |
Hướng dẫn giải:
- Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây:
Có chân giả | |
Sống tự do ngoài thiên nhiên | x |
Có di chuyển tích cực | x |
Có hình thành bào xác | x |
- Trùng kiết lị khác trùng biến hình chỗ nào trong số các đặc điểm dưới đây:
Chỉ ăn hồng cầu | |
Có chân giả dài | |
Có chân giả ngắn | x |
Không có hại |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 6 trang 24: Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau: Bảng 1. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Kích thước (so với hồng cầu) | Con đường truyền dịch bệnh | Nơi kí sinh | Tác hại | Tên bệnh | |
Trùng kiết lị | |||||
Trùng sốt tét |
Hướng dẫn giải:
Kích thước (so với hồng cầu) | Con đường truyền dịch bệnh | Nơi kí sinh | Tác hại | Tên bệnh | |
Trùng kiết lị | Lớn hơn | Theo thức ăn vào ống tiêu hóa | Niêm mạc ruột | Nuốt và tiêu hóa hồng cầu → gây ra ổ viêm loét ruột → bệnh nhân đau bụng, đi ngoài lẫn máu và chất nhày. | Bệnh kiết lị |
Trùng sốt tét | Nhỏ hơn | Qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anophen | Máu | Phá hủy hồng cầu | Sốt rét cách nhật |
Câu 1 trang 25 Sinh học 7: Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Giống: đều sử dụng hồng cầu làm thức ăn, sống kí sinh.
- Khác:
+ Trùng kiết lị nuốt hồng cầu vào trong tế bào chất của chúng và tiêu hóa.
+ Trùng sốt rét chui vào trong hồng cầu, tiêu hóa nhân hồng cầu rồi sinh sản và phá hủy hồng cầu, chui ra ngoài.
Câu 2 trang 25 Sinh học 7: Trùng kiết lị có tác hại như thế nào với sức khỏe con người?
Hướng dẫn giải:
Trùng kiết lị gây viêm loét ruột → bệnh nhân đau bụng, đi ngoài lẫn máu và chất nhày → bệnh kiết lị.
Câu 3 trang 25 Sinh học 7: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Hướng dẫn giải:
Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì vùng núi là nơi sinh sống thuận lợi của muỗi Anophen, con vật trung gian truyền trùng sốt rét gây bệnh sốt rét.
Bài trước: Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - Giải BT Sinh 7 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh - Giải BT Sinh 7 (ngắn nhất)