Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Sinh 7 (ngắn nhất) > Bài 32: Thực hành: Mổ cá - Sinh học 7

Bài 32: Thực hành: Mổ cá - Sinh học 7

Bài 32: Thực hành: Mổ cá.

* Hệ tiêu hóa:

- Gồm có miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, gan, túi mật, hậu môn.

- Nhận xét: hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau.

- Chức năng của từng bộ phận:

+ Miệng: cắn, xé, nghiền nát thức ăn

+ Hầu: là cơ quan chuyển thức ăn xuống thực quản

+ Thực quản: chuyển thức ăn xuống dạ dày

+ Dạ dày: co bóp, nghiền nhuyễn thức ăn

+ Ruột: tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng

+ Gan: tiết dịch mật

+ Túi mật: chức dịch mật – enzim tiêu hóa

+ Hậu môn: thải chất cặn bã.

* Hệ tuần hoàn:

- Tim nằm ở vùng vây ngực có cấu tạo 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.

- Máu chuyển từ tim (tâm thất) vào động mạch chủ tới mao mạch mang để nhận ôxi sau đó theo động mạch chủ lưng đến mao mạch đi nuôi cơ thể rồi quay về tim (tâm nhĩ).

* Hệ bài tiết:

- Gồm 2 thận màu đỏ nằm sát 2 bên sống lưng, cấu tạo khá đơn giản.

* Hệ hô hấp:

- Cá hô hấp bằng mang.

- Mang cá có nhiều cung mang xếp song song sát nhau, chúng ẩm ướt và có dịch nhầy.

- Mỗi cung mang gồm: phiến mang (gồm 2 lá mang) có màu đỏ gồm nhiều tia mang xếp sát nhau và lược mang (phần hình cung có màu trắng) là nơi gắn của 2 lá mang.

- Cử động hô hấp bằng cách hút nước vào, sau đó phiến mang sẽ giữ lại ôxi phục vụ hô hấp.

* Hệ thần kinh:

- Có não tập trung ở trên đầu riêng biệt.

- Có xương sống bảo vệ tủy sống bên trong.

- Các dây thần kinh phân bố chằng chịt khắp cơ thể.