Bài 31: Cá chép - trang 103 Sinh học 7
Bài 31: Cá chép
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 31 trang 103: Quan sát cá chép trong bể kính và hình 31, đọc bảng 1, giữ lại câu trả lời đúng nhất dưới đây được xếp theo từng cặp ở cột (2) của bảng.
Những câu lựa chọn.
A – Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang;
B – Giảm sức cản của nước;
C – Màng mắt không bị khô;
D – Dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù;
E – Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước;
G – Có vai trò như bơi chèo.
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn
Đặc điểm cấu tạo ngoài (1) | Sự thích nghi (2) |
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân | A, B |
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc môi trường nước | C, D |
3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày | E, B |
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp | A, E |
5. Vây cá có các vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân | A, G |
Hướng dẫn giải:
Đặc điểm cấu tạo ngoài (1) | Sự thích nghi (2) |
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân | B |
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc môi trường nước | C |
3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày | E |
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp | A |
5. Vây cá có các vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân | G |
Câu 1 trang 104 Sinh học 7: Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.
Hướng dẫn giải:
- Cá chép sống trong môi trường nước ngọt kiểu nước lặng: ao, hồ, ruộng, sông, suối…
- Đặc điểm sinh sản: đẻ lượng trứng rất lớn (từ 15 – 20 vạn trứng), trứng bám vào cây thủy sinh, trứng được thụ tinh ngoài (cá chép cái để trứng, cá đực bơi theo dưới tinh dịch lên trứng ở môi trường ngoài).
Câu 2 trang 104: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
Hướng dẫn giải:
* Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước được thể hiện chi tiết như sau:
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân → giảm sức cản của nước.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc môi trường nước → màng mắt không bị khô.
- Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày → giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp → giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vây cá có các vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân → có vai trò như bơi chèo.
Câu 3 trang 104: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?
Hướng dẫn giải:
- Cá chép cáo mỗi lần để trứng lên đến hàng vạn con bởi: Cá chép là loài thụ tinh ngoài nên xác suất thụ tinh thành công là thấp hơn nên chúng cần đẻ nhiều trứng hơn.
- Ý nghĩa: làm tăng số trứng được thụ tinh thành công.
Câu 4 trang 104: Nêu chức năng của từng loại vây cá.
Để xác định vai trò của từng loại vây người ta làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.
Đọc bảng 2, so sánh các cặp câu trả lời sau đây, chọn ra câu trả lời đúng cho từng thí nghiệm rồi điền vào ô trống của bảng.
Câu trả lời lựa chọn:
A: Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi.
B: Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển.
C: Vây lưng và vây hậu môn giữ thăng bằng theo chiều dọc.
D: Vây ngực có vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng.
E: Vây bụng: vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng.
Bảng 2. Vai trò các loại vây cá
Trình tự thí nghiệm | Loại vây được cố định | Trạng thái của cá thí nghiệm | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa | Cá không bơi được, chìm xuống đáy bể | |
2 | Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi | Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên | |
3 | Vây lưng và vây hậu môn | Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi | |
4 | Hai vây ngực | Các rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khan. | |
5 | Hai vây bụng | Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn. |
Hướng dẫn giải:
Trình tự thí nghiệm | Loại vây được cố định | Trạng thái của cá thí nghiệm | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa | Cá không bơi được, chìm xuống đáy bể | A: Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi. |
2 | Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi | Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên | B: Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển. |
3 | Vây lưng và vây hậu môn | Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi | C: Vây lưng và vây hậu môn giữ thăng bằng theo chiều dọc. |
4 | Hai vây ngực | Các rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khan. | D: Vây ngực có vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng. |
5 | Hai vây bụng | Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn. | E: Vây bụng: vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng. |