Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Sinh 7 (ngắn nhất) > Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - Giải BT Sinh 7 (ngắn nhất)

Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - Giải BT Sinh 7 (ngắn nhất)

Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 5 trang 20: Hãy quan sát hình 5.2, ghi số thứ tự vào các ô trống theo thứ tự đúng với hoạt động bắt mồi của trùng biến hình.

Hướng dẫn giải:

- Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy con mồi.2
- Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ... ).1
- Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu bên trong chất nguyên sinh.3
- Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.4

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 5 trang 22: Quan sát hình 5.1 và 5.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Nhân trùng giày có gì khác với nhân trùng biến hình (về số lượng và hình dạng)?

- Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào (về cấu tạo, số lượng và vị trí)?

- Tiêu hóa ở trùng giày khác với ở trùng biến hình như thế nào (về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thải bã... )?

Hướng dẫn giải:

- Nhân trùng giày khác với nhân trùng biến hình: Trùng giày có 2 nhân (1 nhân lớn và 1 nhân nhỏ) nằm sát nhau, có hình dài.

- Không bào co bóp của trùng giày khác trùng biến hình: lớn hơn, có 2 không bào co bóp ở 2 phía của đế giày.

- Tiêu hóa ở trùng giày khác với ở trùng biến hình:

+ Ở trùng giày: thức ăn được cuốn theo dòng nước vào lỗ miệng dần hình thành viên thức ăn → đưa vào không bào tiêu hóa → di chuyển theo chiều nhất định, enzim tiêu hóa thức ăn → chất dinh dưỡng được hấp thụ, chất bã được thải ra qua lỗ thoát riêng biệt.

+ Ở trùng biến hình: thức ăn được bao lấy ở bất kì vị trí nào trên cơ thể bằng chân giả → không bào tiêu hóa hòa vào khối chất nguyên sinh có chứa thức ăn để tiêu hóa → chất dinh dưỡng được hấp thu, bã được thải ra ở bất kì vị trí nào trên bề mặt.

Câu 1 trang 22 Sinh học 7: Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Trùng biến hình sống ở mặt bùn của các ao tù hay hồ nước lặng.

- Chúng di chuyển và bắt mồi nhờ hình thành chân giả (co rút khối chất nguyên sinh).

- Tiêu hóa: thức ăn được bao lấy ở bất kì vị trí nào trên cơ thể bằng chân giả → không bào tiêu hóa hòa vào khối chất nguyên sinh có chứa thức ăn để tiêu hóa → chất dinh dưỡng được hấp thu, bã được thải ra ở bất kì vị trí nào trên bề mặt.

Câu 2 trang 22 Sinh học 7: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.

- Lấy thức ăn bằng cách các lông bơi cuốn thức ăn vào miệng.

- Tiêu hóa: thức ăn được cuốn theo dòng nước vào lỗ miệng dần hình thành viên thức ăn → đưa vào không bào tiêu hóa → di chuyển theo chiều nhất định, enzim tiêu hóa thức ăn → chất dinh dưỡng được hấp thụ.

- Thải bã: qua lỗ thoát riêng biệt.

Câu 3 trang 22 Sinh học 7: Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình đó là:

- Hình dạng cơ thể cố định.

- Các bào quan của cơ thể: có 2 nhân, có 2 không bào tiêu hóa, có lỗ thoát riêng biệt để thải bã, có phần giúp di chuyển chuyên biệt là lông.