Bài 19: Một số thân mềm khác - trang 66 Sinh học 7
Bài 19: Một số thân mềm khác
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Tìm các đại diện thân mềm tương tự mà em gặp ở địa phương.
Hướng dẫn giải:
Những đại diện thân mềm mà em gặp ở địa phương: Ốc vặn, ốc nhồi, ốc bươu, ốc sên, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, ốc, hến.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên?
Hướng dẫn giải:
- Ốc sên tự vệ bằng cách: thu thân mềm vào trong vỏ và đậy chặt nắp lại.
- Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên: Giúp giữ ấm cho trứng, bảo vệ trứng tốt hơn → tỉ lệ trứng được nở ra lớn hơn.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 67: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: Đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt).
- Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không?
Hướng dẫn giải:
- Mực săn mồi bằng cách: rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt).
- Mực phun chất lỏng có màu đen để tự vệ. Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực vẫn có thể nhìn thấy phương hướng để trốn chạy.
Câu 1 trang 67 Sinh học 7: Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Ốc sên thường sống ở những nơi rậm rạp nhiều cây cối, ẩm ướt.
- Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhày để làm giảm ma sát nên sẽ để lại dấu vết màu trắng trên lá cây.
Câu 2 trang 67: Nêu một số tập tính ở mực.
Hướng dẫn giải:
Một số tập tính của mực:
- Rình bắt mồi bằng tua miệng.
- Phun hỏa mù để trốn kẻ thù khi bị tấn công.
Bài trước: Bài 18: Trai sống - trang 63 Sinh học 7 Bài tiếp: Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm - Sinh học 7