Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ( trang 31 SBT Địa Lí 6)
Câu 1 (trang 31 SBT Địa Lí 6): Dựa vào hình 23 và 24 trong SGK và hãy cho biết:
- Độ dài giữa ngày và đêm chênh lệch nhau như thế nào nếu càng xa Xích đạo.
- Những ngày nào trên Trái Đất mọi nơi đều có độ dài ngày đêm bằng nhau.
Đáp án:
- Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng lớn.
- Ngày 21/3 và 23/9 trên Trái Đất mọi nơi đều có độ dài ngày đêm bằng nhau.
Câu 2 (trang 31 SBT Địa Lí 6): Dựa vào hình 24 ở trang 28 SGK và hình 9, hãy cho biết: ở vĩ độ nào có 1 ngày dài 24 giờ, ở vĩ độ nào có 1 đêm dài 24 giờ.
Đáp án:
- Ngày 22/6: các địa điểm ở vĩ độ 66o33’B có ngày dài 24 giờ, vĩ độ 66o33’N có đêm dài 24 giờ
- Ngày 22/12: các địa điểm ở vĩ độ 66o33’B có đêm dài 24 giờ, vĩ độ 66o33’N có ngày dài 24 giờ
Câu 3 (trang 31 SBT Địa Lí 6): Dựa vào hình 23, trang 25 SGK, hãy tính số ngày đêm từ 21 – 3 đến 23 – 9; từ 23 – 9 đến 21 – 3.
Đáp án:
- Từ 21/3 đến 23/9 có 186 ngày – đêm.
- Từ 23/9 đến 21/3 có 179 ngày – đêm.
Câu 4 (trang 31 SBT Địa Lí 6): Dựa vào kết quả tính được ở câu 3 và kết hợp với hình 9, hãy cho biết:
- Số ngày ở cực Bắc tương ứng với bao nhiêu ngày đêm ở Bắc Bán cầu. Số đêm ở cực Nam tương ứng với bao nhiêu ngày đêm ở Nam bán cầu. Số đêm ở cực Bắc là bao nhiêu. Số ngày ở cực Nam là bao nhiêu.
- Số ngày và số đêm ở từng cực có bằng nhau không.
Đáp án:
- Số ngày ở cực Bắc tương ứng với 180 ngày đêm ở Bắc bán cầu. Số đêm ở cực Nam tương ứng với 180 ngày đêm ở Nam bán cầu. Số đêm ở cực Bắc là 180 ngày. Số ngày ở cực Nam là 180 ngày.
- Số ngày và số đêm ở từng cực khác nhau
Câu 1 trang 32 SBT Địa Lí 6: Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai.
Do “trục” Trái Đất giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên đã sinh ra hiện tượng
a) độ dài ngày đêm bằng nhau vào các ngày 21 – 3 và 23 – 9. | |
b) càng gần cực sự chênh lệch ngày đêm càng rõ rệt. | |
c) ngày đêm chênh lệch lớn nhất vào các ngày 22 – 12 và 22 – 6. | |
d) mỗi chí tuyến có hai lần Mặt Trời chiếu thẳng góc. |
Đáp án:
a) độ dài ngày đêm bằng nhau vào các ngày 21 – 3 và 23 – 9. | |
b) càng gần cực sự chênh lệch ngày đêm càng rõ rệt. | |
c) ngày đêm chênh lệch lớn nhất vào các ngày 22 – 12 và 22 – 6. | |
d) mỗi chí tuyến có hai lần Mặt Trời chiếu thẳng góc. | X |
Câu 2 trang 32 SBT Địa Lí 6: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.
Từ 66o33’ trở về hai cực là khu vực có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
Đáp án:
Đúng
Câu 1 trang 33 SBT Địa Lí 6: Dựa vào hình 9, hãy:
- Cho biết sự thay đổi thời gian chiếu sáng trong các ngày 22 – 6,21 – 3,23 – 9 và 22 – 12 ở các khu vực chí tuyến và xích đạo.
- Nhận xét chung về sự thay đổi số giờ chiếu sáng và góc chiếu sáng từ Xích đạo về hai cực.
Đáp án:
- Sự thay đổi thời gian chiếu sáng trong các ngày 22 – 6,21 – 3,23 – 9 và 22 – 12 ở các khu vực chí tuyến và xích đạo:
+ Ở chí tuyến: ngày 21/3 và 23/9 có ngày đêm bằng nhau; ngày 22/6 có ngày dài hơn đêm ở chí tuyến Bắc, đêm dài hơn ngày ở chí tuyến Nam; ngày 22/12 có ngày ngắn hơn đêm ở chí tuyến Bắc và ngày dài hơn đêm ở chí tuyến Nam.
+ Xích đạo luôn luôn có ngày đêm dài bằng nhau.
- Từ xích đạo về hai cực: số giờ chiếu sáng ngày – đêm chênh lệch nhau ngày càng lớn và góc chiếu sáng trong ngày giảm dần.
Câu 2 trang 33 SBT Địa Lí 6: Hãy giải thích tại sao vào các ngày 22 – 6 và 22 – 12 ở vòng cực Bắc và vòng cực Nam có ngày hoặc đêm dài 24 giờ.
Đáp án:
Vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời luôn nghiêng một góc 66o33’ không đổi. Vào hai ngày 22/6 và 22/12, hai nửa cầu lần lượt chúc về phía Mặt Trời: nửa cầu chúc về phía Mặt Trời có đường phân chia sáng tối đi qua trước vòng cực Bắc và Nam có ngày dài 24 giờ, nửa cầu chúc về phía Mặt Trời có đường phân chia sáng tối đi qua sau vòng cực Bắc và Nam có đêm dài 24 giờ.
Câu 3 (trang 31 SBT Địa Lí 6): Giả sử Trái Đất vẫn tự quay quanh trục và vẫn di chuyển quanh Mặt Trời, nhưng trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì:
- Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất sẽ diễn ra như thế nào?
- Góc chiếu sáng ở các vĩ độ sẽ như thế nào?
Đáp án:
- Lúc này đường phân chia sáng tối sẽ trùng với trục Trái Đất và mọi địa điểm trên Trái Đất đều có ngày đêm dài bằng nhau.
- Các vĩ độ đều có góc chiếu sáng là 90o.
Câu 1 trang 34 SBT Địa Lí 6: Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai.
Do trục Trái Đất giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng trong khi di chuyển quanh Mặt Trời nên đã sinh ra hiện tượng
a) ở các chí tuyến có một lần góc chiếu sáng là 90o. | |
b) giữa hai chí tuyến có hai lần góc chiếu sáng là 90o. | |
c) ngoài chí tuyến trở về hai cực không bao giờ có góc chiếu sáng lên tới 90o. | |
d) giữa chí tuyến và vòng cực góc chiếu sáng tối đa là 23o27’. |
Đáp án:
a) ở các chí tuyến có một lần góc chiếu sáng là 90o. | |
b) giữa hai chí tuyến có hai lần góc chiếu sáng là 90o. | |
c) ngoài chí tuyến trở về hai cực không bao giờ có góc chiếu sáng lên tới 90o. | |
d) giữa chí tuyến và vòng cực góc chiếu sáng tối đa là 23o27’. | X |
Câu 2 (trang 31 SBT Địa Lí 6): Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.
a) Sở dĩ vào hai ngày 21 – 3 và 23 – 9 ở mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau là do “trục” Trái Đất hoàn toàn nằm trong mặt phẳng phân cách sáng tối của Trái Đất.
b) Nếu trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không nghiêng như hiện nay mà vuông góc với mặt quỹ đạo thì sẽ có hệ quả là mọi địa điểm trong năm chỉ có một mùa.
Đáp án:a) Đúng | b) Đúng |