Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất (trang 41 SBT Địa Lí 6)
Câu 1 (trang 41 SBT Địa Lí 6): Hãy cho biết:
a) Các hiện tượng: uốn nếp, đứt gãy, núi lửa, động đất do nội lực hay ngoại lực.
b) Các quá trình: phong hóa các loại đá, xâm thực (do nước chảy, do gió... ) là do nội lực hay ngoại lực.
Đáp án:
a) Do tác động của nội lực
b) Do tác động của ngoại lực.
Câu 2 (trang 41 SBT Địa Lí 6): Dựa vào các hình 12.1,12.2 và 12.3 ở trên và các hình 30,31,38 trong SGK Địa lí 16, hãy cho biết:
a) Các hình nào thể hiện tác động của nội lực.
b) Các hình nào thể hiện tác động của ngoại lực.
c) Tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau như thế nào.
Đáp án:
a) Hình 12.3, hình 31 (SGK) thể hiện tác động của nội lực.
b) Hình 12.1,12.2 và hình 30,38 (SGK) thể hiện tác động ngoại lực.
c) + Nội lực sinh ra bên trong trái đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
+ Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt trái đất, có hai quá trình chủ yếu là quá trình phong hóa các loại đá và xâm thực (do nước chảy, do gió... ).
Câu 3 (trang 41 SBT Địa Lí 6): Dựa vào các kiến thức đã được học, hãy cho biết:
Đáp án:
Trên đất nước ta các dấu vết của núi lửa đã tắt còn thể hiện ở các vùng đất nào, các địa phương nào.
Câu 1 (trang 41 SBT Địa Lí 6): Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai:
Tác động của nội lực
a) sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp | |
b) sinh ra động đất và núi lửa | |
c) sinh ra các đồng bằng châu thổ | |
d) làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống. |
Đáp án:
a) sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp | |
b) sinh ra động đất và núi lửa | |
c) sinh ra các đồng bằng châu thổ | X |
d) làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống. |
Câu 2 (trang 44 SBT Địa Lí 6): Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai:
a) Núi lửa tắt là núi lửa gần đây đã ngừng phun.
b) Núi lửa hoạt động là núi lửa mới tắt gần đây,
Đáp án:
a) Đúng
b) Sai
Câu 1 (trang 44 SBT Địa Lí 6): Dựa vào những kiến thức đã học và kết hợp quan sát hình 27 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:
a) Hiện tượng động đất và núi lửa xảy ra trong trường hợp nào.
b) Phía nào của hai địa mảng Bắc Mĩ và Nam Mĩ thường xảy ra động đất và núi lửa.
c) Phía nào của địa mảng Á – Âu có vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.
Đáp án:
a) Hiện tượng động đất và núi lửa xảy ra khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau.
b) Phía Tây của hai mảng Bắc Mĩ và Nam Mĩ thường xảy ra động đất và núi lửa.
c) Phía Tây của địa mảng Á – Âu có vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.
Câu 2 (trang 45 SBT Địa Lí 6) Tại sao núi lửa có dạng hình nón?
Đáp án:
Núi lửa có dạng hình nón do khi các lớp vật chất phía dưới bị nén ép mạnh, áp suất cao sẽ phun trào lên trên bề mặt đất, quá trình phun trào này diễn ra rất mạnh và tạo thành chóp ở miệng núi lửa, các dòng vật chất ở dưới có dạng thân và đáy nón.
Câu 1 (trang 45 SBT Địa Lí 6): Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai.
Quá trình phong hóa các loại đá là do
a) sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ. | |
b) nước thấm và hòa tan làm cho đá vụn bở. | |
c) nước chảy với tốc độ mạnh cắt xẻ các lớp đá. | |
d) thực, động vật cùng tác động. |
Đáp án:
a) sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ. | |
b) nước thấm và hòa tan làm cho đá vụn bở. | |
c) nước chảy với tốc độ mạnh cắt xẻ các lớp đá. | X |
d) thực, động vật cùng tác động. |
Câu 2 (trang 46 SBT Địa Lí 6): Cho biết câu dưới đây đúng sai.
Tác động của ngoại lực chủ yếu là xâm thực (mài mòn) để thấp những nơi cao và bồi đắp cho những nơi thấp.
Đáp án:
Đúng
Bài trước: Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất (trang 38 SBT Địa Lí 6) Bài tiếp: Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất (trang 46 SBT Địa Lí 6)