Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Địa Lí 6 > Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả (trang 23 SBT Địa Lí 6)

Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả (trang 23 SBT Địa Lí 6)

Câu 1 (trang 23 SBT Địa Lí 6):

Câu 1 trang 23 SBT Địa Lí 6 ảnh 1

Dựa vào hình 7.1 hãy cho biết:

- Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất.

- Phần được chiếu sáng gọi là gì? Phần không được chiếu sáng gọi là gì?

- Vì sao khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có lượt ngày và đêm liên tục.


Đáp án:

- Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa.

- Phần được chiếu sáng gọi là ngày, phần không được chiếu sáng gọi là đêm.

- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có lượt ngày và đêm liên tục vì: Có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm liên tục.

Câu 2 (trang 24 SBT Địa Lí 6): Với 3 vị trí nhìn từ không trung đến Trái Đất như dưới đây:

1. Nhìn thẳng tới Xích đạo

2. Nhìn từ trên xuống cực Bắc

3. Nhìn từ dưới lên cực Nam

Quan sát hình 7.1 hãy cho biết: mũi tên vẽ hướng chuyển động của Trái Đất đúng hay sai? Vì sao?


Đáp án:

Mũi tên vẽ hướng chuyển động Trái Đất như vậy là sai. Vì Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

Câu 3 (trang 24 SBT Địa Lí 6):

Câu 3 trang 24 SBT Địa Lí 6 ảnh 1

Dựa vào hình 7.2 hãy cho biết:

- Các chuyển động theo hướng kinh tuyến ở nửa cầu Bắc bị lệch về phía tay nào (phải hay trái) so với hướng chuyển động xuất phát.

- Các chuyển động theo hướng kinh tuyến ở nửa cầu Nam bị lệch về phía tay nào (phải hay trái) so với hướng chuyển động xuất phát.


Đáp án:

- Các vật chuyển động theo hướng kinh tuyến ở nửa cầu Bắc bị lệch về phía tay nào phải so với hướng chuyển động xuất phát.

- Các vật chuyển động theo hướng kinh tuyến ở nửa cầu Nam bị lệch về phía trái so với hướng chuyển động xuất phát.

Câu 4 (trang 25 SBT Địa Lí 6): Dựa vào hình 20 trong SGK Địa lí 6 và cho biết:

- Nếu Pa – ri là 12 giờ thì lúc đó các địa điểm: Hà Nội, Bắc Kinh, Tô – ki – ô là mấy giờ.

- Nếu Pa – ri là 0 giờ thì lúc đó các địa điểm: Hà Nội, Bắc Kinh, Tô – ki – ô là mấy giờ.

- Vì sao giờ ở Bắc Kinh cũng như ở Tô – ki – ô nhanh hơn (sớm hơn) giờ của Hà Nội.


Đáp án:

- Hà Nội: 19 giờ, Bắc Kinh: 20 giờ, Tô-ki-ô: 21 giờ.

- Hà Nội: 7 giờ, Bắc Kinh: 8 giờ, Tô-ki-ô: 9 giờ.

Câu 1 (trang 26 SBT Địa Lí 6): Đánh dấu vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng:

Trái Đất có ngày và đêm liên tục nối tiếp nhau là do:

a) Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.
b) Trái Đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông.
c) Trái Đất tự quay theo hướng từ Đông sang Tây.
d) Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây.

Đáp án:
a) Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.
b) Trái Đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông. X
c) Trái Đất tự quay theo hướng từ Đông sang Tây.
d) Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây.

Câu 2 trang 26 SBT Địa Lí 6: Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai:

Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là:

a) khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
b) các địa điểm trên Trái Đất lần lượt được chiếu sáng và khuất vào bóng tối.
c) các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng.
d) chia khu vực Trái Đất ra làm 24 múi giờ.

Đáp án:
a) khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
b) các địa điểm trên Trái Đất lần lượt được chiếu sáng và khuất vào bóng tối.
c) các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng.
d) chia khu vực Trái Đất ra làm 24 múi giờ.X

Câu 1 trang 26 SBT Địa Lí 6: Vì sao những địa điểm ở phía Đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn so với phía Tây?

Đáp án:

Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên các địa điểm phía Đông bao giờ cũng có giờ sơm hơn phía Tây.

Câu 2 trang 27 SBT Địa Lí 6 (Tự luận):

Tại sao hằng ngày người ta thấy Mặt Trời “mọc” đằng Đông “lặn” đằng Tây?

Hiện tượng chuyển động trên còn được gọi là chuyển động gì?

Đáp án:

Hằng ngày, ta thấy Mặt Trời mọc đàng Đông, lặn đàng Tây vì Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên địa điểm phía Đông sẽ là nơi đầu tiên đón ánh sáng Mặt Trời và phía Tây là địa điểm cuối đón ánh sáng Mặt Trời.

Câu 1 (trang 27 SBT Địa Lí 6) (Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả): Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng.

Trục Trái Đất là:

a) trục xuyên suốt Trái Đất nối liền hai cực.
b) trục có hai đầu của trục là cực Bắc và cực Nam.
c) trục tưởng tượng nối liền hai cực.
d) trục tưởng tưởng xuyên qua tâm của Trái Đất từ Tây sang Đông.

Đáp án:
a) trục xuyên suốt Trái Đất nối liền hai cực.
b) trục có hai đầu của trục là cực Bắc và cực Nam.
c) trục tưởng tượng nối liền hai cực.X
d) trục tưởng tưởng xuyên qua tâm của Trái Đất từ Tây sang Đông.

Câu 2 trang 27 SBT Địa Lí 6 (Trắc nghiệm): Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

Các địa điểm ở phía Đông có giờ sớm hơn ở phía Tây là do Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông.

Câu 2 trang 27 SBT Địa Lí 6 (Trắc nghiệm) ảnh 1

Đáp án:

Đúng