Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (trang 20 SBT Địa Lí 6)
Câu 1 (trang 20 SBT Địa Lí 6): Dựa vào hình 14 và 15 trong sách giáo khoa, hãy:
- Kể tên ba loại kí hiệu thường dùng.
- Kể tên ba dạng kí hiệu chủ yếu.
Đáp án:
- Kí hiệu điểm, kí hiệu diện tích, kí hiệu đường
- Kí hiệu hình học, kí hiệu tượng hình, kí hiệu chữ
Câu 2 (trang 20 SBT Địa Lí 6):
Dựa vào bảng chú giải (hình 5.1) hãy kể tên:
- Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm:
- các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường.
- Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích.
Đáp án:
- Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm:
+ Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
- Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường.
+ Ranh giới quốc gia, đường sắt, sông.
- Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích.
+ Bãi tôm, bãi cá.
Câu 3 (trang 21 SBT Địa Lí 6): Hãy kể hai cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Đáp án:- Dùng thang màu
- Dùng đường đồng mức
Câu 4 (trang 21 SBT Địa Lí 6): Hãy cho biết:
- Những đường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc của địa hình sẽ như thế nào.
- Những đường đồng mức càng xa nhau thì độ dốc của địa hình sẽ như thế nào.
Đáp án:
- Những đường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc của địa hình càng lớn.
- Những đường đồng mức càng xa nhau thì độ dốc của địa hình càng nhỏ.
Câu 1 (trang 21 SBT Địa Lí 6): Hãy đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý mà em cho là đúng:
Kí hiệu nào dưới đây là dạng kí hiệu tượng hình?
a) Kí hiệu mỏ sắt Fe | |
b) Kí hiệu mỏ than là hình vuông màu đen | |
c) Kí hiệu cảng biển là hình mỏ neo | |
d) Hai ý b và c |
Đáp án:
a) Kí hiệu mỏ sắt Fe | |
b) Kí hiệu mỏ than là hình vuông màu đen | |
c) Kí hiệu cảng biển là hình mỏ neo | X |
d) Hai ý b và c |
Câu 2 trang 22 SBT Địa Lí 6: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.
Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng thoải.
Đáp án:
Sai
Câu 1 trang 22 SBT Địa Lí 6 (Tự luận): Dựa vào bảng chú giải (hình 5.1) hãy cho biết:
- Các đối tượng địa lí nào được biểu hiện bằng dạng kí hiệu hình học.
- Các đối tượng địa lí nào được biểu hiện bằng dạng kí hiệu chữ.
- Các đối tượng địa lí nào được biểu hiện bằng dạng kí hiệu tượng hình?
Đáp án:
- Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng dạng kí hiệu hình học:
+ Thiếc, sắt, mangan, crom.
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng dạng kí hiệu chữ:
+ Cơ khí, vật liệu xấy dựng, chế biến lâm sản
- Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng dạng kí hiệu tượng hình:
+ Ranh giới quốc gia, đường sắt, đường ô tô, sông, bãi tôm, bãi cá, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn.
Câu 2 trang 22 SBT Địa Lí 6: Dựa vào bản đồ hình 8 trang 13 SGK, hãy cho biết ở bản đồ có những dạng kí hiệu gì; được bản đồ biểu hiện các loại đối tượng nào?
Đáp án:
- Kí hiệu chữ kết hợp hình học, được dùng biểu hiện các bệnh viện, khách sạn, chợ cửa hàng.
- Kí hiệu tượng hình, dùng để biểu hiện nhà thờ, câu lạc bộ, đường một chiều.
Câu 1 trang 22 SBT Địa Lí 6 (Trắc nghiệm): Cho biết câu dưới đây đúng hay sai
Kí hiệu than có hình vuông màu đen trên bản đồ là dạng kí hiệu tượng hình.
Đáp án:
Sai
Câu 2 trang 232 SBT Địa Lí 6: Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng
Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta thường dùng 3 loại kí hiệu dưới đây:
a) Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình | |
b) Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích | |
c) Kí hiệu màu sắc, kí hiệu đường đồng mức, kí hiệu hình học. | |
d) Kí hiệu hình học, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích. |
Đáp án:
a) Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình | |
b) Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích | X |
c) Kí hiệu màu sắc, kí hiệu đường đồng mức, kí hiệu hình học. | |
d) Kí hiệu hình học, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích. |