Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT GDCD 6 > Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (trang 30 Giải BT GDCD 6)

Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (trang 30 Giải BT GDCD 6)

a) Tết ở Làng trẻ em SOS Hà Nội đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Nhà nào cũng có bếp đỏ lửa luộc bánh chưng suốt đêm.

- Tổ chức tết với nhiều nghi lễ.

- Mua sắm quần áo, giày dép cho các em nhỏ.

- Mua nhiều bánh kẹo, hoa quả, hạt dưa, cành đào, thịt gà, thịt lợn và giò chả.

- Đêm giao thừa người người quây quần bên ti vi để chào đón năm mới và phá “cỗ ngọt”, chúc nhau sức khoẻ và may mắn, hát hò vui vẻ v. v...

b) Em có đưa ra nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó?

Trả lời:

- Trẻ em mồ côi tại làng trẻ SOS Hà Nội có cuộc sống hạnh phúc trong sự thương yêu và đùm bọc của những người mẹ nuôi và sự quan tâm đặc biệt của những tổ chức xã hội.

- Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những đứa trẻ thơ bất hạnh. Mùa xuân đã thực sự về với những em nhỏ. Đó cũng là quyền mà trẻ em không có nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ và chăm sóc.

c) Hãy kể tên các tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em được biết (ví dụ: Quỹ bảo trợ trẻ em, Làng trẻ em SOS, những ngôi trường nuôi dạy trẻ khuyết tật.... ). Các hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?

Các tổ chức đó đã chăm sóc và giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;

- Làng trẻ em SOS;

- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

- Những ngôi trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

Những tổ chức đó đã bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi, để những em nhỏ đó được hưởng tất cả quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong sự yêu thương và thông cảm, bầu không khí hạnh phúc.

d) Em hãy kể các quyền mà em đã được hưởng. Em có suy nghĩ gì khi được hưởng các quyền đó?

Trả lời:

Quyền mà em đã được hưởng:

- Được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng và thương yêu.

- Được bảo vệ, được cho học tập tử tế, vui chơi giải trí, tham gia những hoạt động văn hoá và thể dục thể thao.

- Được tham gia thể hiện ý kiến của mình.

- Em biết ơn thầy, cha mẹ, cô giáo, những người đã chăm sóc và dạy dỗ giúp em mang lại cuộc sống hạnh phúc cho em.

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những việc làm thể hiện thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em

- Tổ chức các việc làm cho trẻ em có khó khăn.
- Lợi dụng trẻ em để buôn bán và vận chuyển ma túy.
- Cha mẹ li hôn, không có ai nhận chăm sóc con cái.
- Dạy học ở các lớp học tình thương cho trẻ.
- Bắt trẻ em phải làm các công việc quá sức.
- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
- Đánh đập trẻ em.
- Tổ chức các kì trại hè cho trẻ em.
- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

Trả lời:

- Tổ chức việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.X
- Lợi dụng trẻ em để buôn bán và vận chuyển ma túy
-
- Cha mẹ li hôn, không ai nhận chăm sóc con cái.-
- Dạy học tại các lớp học tình thương cho trẻ.X
- Bắt trẻ em làm việc quá sức.-
- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.X
- Đánh đập trẻ em.-
- Tổ chức các kì trại hè cho trẻ em.X
- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.-

b) Hãy nêu ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em được biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế các biểu hiện đó?

Trả lời:

- 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:

+ Sau khi bố mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi và không có ai chăm sóc.

+ Khi bố mẹ li hôn, mỗi người sẽ có gia đình riêng hoặc mồ côi bố hoặc mẹ, trẻ em bị đánh đập, chửi bới, hành hạ, không được đi học đến nơi đến chốn.

+ Vì có đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn nên trẻ không được đi học đến nơi đến chốn.

- Theo em, để hạn chế các việc làm trên, bố mẹ cần phải sống hạnh phúc, hòa thuận, gia đình không tan vỡ thì những em nhỏ sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc, được chăm sóc, được học đến nơi đến chốn. Phải thực hiện được kế hoạch hóa gia đình, không nên đẻ nhiều con vì nếu gia đình có nhiều con sẽ không có đủ điều kiện để chăm sóc các con tử tế, trẻ em sẽ không có đủ điều kiện để đi học và khó được học hành đến nơi đến chôn.

c) Mỗi nhóm quyền có sự cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em?

Trả lời:

Mỗi nhóm quyền là rất cần thiết đối với cuộc sống của trẻ.

+ Nhóm quyền sống còn: các quyền được sống, sinh ra là được làm người, được nuôi dưỡng và được chăm sóc tử tế.

+ Nhóm quyền bảo vệ: trẻ em phải được bảo vệ khỏi tất cả hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại hoặc bị bỏ rơi.

+ Nhóm quyền phát triển: quyền được vui chơi, học tập... phát triển toàn diện.

+ Nhóm quyền tham gia: có quyền biểu đạt ý kiến của mình thể hiện nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

d) Lên học ở cấp 2, Lan đòi mẹ mua cho mình xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền thì sẽ mua. Lan đã so sánh mình với những bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, vạy nên đã oán trách mẹ. Theo em, Lan như vậy là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

Theo em, Lan đã sai, vì không phải là mẹ không muốn mua cho Lan mà bởi vì nhà hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ phải dành dụm tiền thì mới mua được, nên Lan phải hiểu cho mẹ và không được đòi hỏi.

Nếu là Lan, khi được đề nghị mẹ mua xe mới nhưng mẹ lại chưa thể mua được, em hiểu thêm về hoàn cảnh của gia đình mình, biết thương yêu mẹ hơn và trả lời mẹ rằng: "Mẹ ơi, con đi bộ đi học cũng được, mẹ ạ! "

đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng của những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên đã không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn trong lớp, bố mẹ cũng không cho Quân được đến dự. Quân cảm thấy rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu em là Quân thì em sẽ nói lên những suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân với cha mẹ: Không phải là tất cả các bạn của con đều là người xấu, ba mẹ hãy để con được tham gia các hoạt động cùng với các bạn, được vui chơi với các bạn như vậy con mới có điều kiện hòa nhập với mọi người và phát triển mình.

e) Em hãy dự kiến cách ứng xử của bản thân trong các trường hợp dưới đây:

- Em thấy 1 người lớn đánh đập 1 bạn nhỏ.

- Em thấy bạn của em lười học và trốn học đi chơi.

- Em thấy một số bạn nơi em sống chưa biết chữ

Trả lời:

- Em sẽ can ngăn người đó, nếu không được thì em sẽ gọi mọi người xung quanh giúp đỡ, báo với chính quyền địa phương giải quyết hoặc có thể nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.

- Em sẽ góp ý, gần gũi và giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ ấy đừng không trốn học nữa.

- Em sẽ khuyên và động viên các bạn tới trường. Nếu gia đình bạn có hoàn cảnh khó khăn thì em sẽ tìm cách giúp các bạn ấy được đến các lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian để giúp đỡ bạn cùng học.

g) Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt các bổn phận của mình đối với thầy cô giáo và ba mẹ chưa. Những điều gì em đã thực hiện được tốt và còn những điều gì chưa thực hiện tốt? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện với mục đích khắc phục những điều chưa tốt đó.

Trả lời:

Ví dụ: Em tự thấy rằng bản thân đã thực hiện được tốt bổn phận của em đối với cha mẹ và thầy cô giáo. Tuy nhiên, đôi lúc em cũng thấy rằng mình vẫn còn có chút lười biếng, chưa giúp được bố mẹ nhiều việc nhà. Hoặc đôi lúc vẫn còn quên chưa làm bài tập hoặc nói chuyện riêng trong lớp khiến thầy cô giáo buồn.