Trang chủ > Lớp 6 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 6

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 1 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 6

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Học sinh đọc kĩ đề bài và khoanh tròn vào chữ cái đặt ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Vì sao truyện “Thánh Gióng” được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác
B. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử
D. Đó là câu chuyện dân gian, có chứa nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử
Câu 2. Trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực
B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
C. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú
D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
Câu 3. Vì sao tác giả để cho Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả ở Hồ Gươm – Thăng Long?
A. Rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng trên Hồ Gươm
B. Là vua nên Lê Lợi không cần về nơi đã nhận gươm để trả lại
C. Đất nước mới hòa bình nên nhà vua còn nhiều việc phải làm
D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước
Câu 4. Ứơc mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào trong truyện “Thạch Sanh”?
A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
B. Thạch Sanh giúp vua dẹp được hoạ ngoại xâm
C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
D. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua
Câu 5. Ứơc mơ nổi bật của nhân dân lao động trong “Cây bút thần” là gì?
A. Thay đổi hiện thực
B. Sống yên lành
C. Thoát khỏi áp bức bóc lột
D. Về khả năng kì diệu của con người
Câu 6. Tột cùng của thói ngông cuồng, tham lam, độc ác của mụ vợ trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được thể hiện qua hành động nào?
A. Đòi cái máng lợn, đòi nhà
B. Đòi làm nhất phẩm phu nhân
C. Đòi làm nữ hoàng
D. Đòi làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Nêu ý nghĩa của truyện “Bánh chưng, bánh giầy””? .
Câu 2. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh?
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm - mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ)
Câu123456
Đáp ánDCDDDD
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3đ) Ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”? .
- Lý giải về nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu.
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở những buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Câu 2 (4đ) Cảm nghĩ về nhân vật Thạch sanh
- Là nhân vật thật thà, chất phác, lương thiện.
- Thông minh, dũng cảm.
- Có lòng nhân hậu và yêu chuộng hòa bình.