Trang chủ > Lớp 5 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 5 > Tuần 33 - trang 92 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 33 - trang 92 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 33 Chính tả (Tuần 33 trang 92 Tập 2)

Đề bài: Đọc đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 147), viết lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. Dùng dấu gạch xiên (/) để phân tách tên các cơ quan, tổ chức thành các bộ phận.

Giải đáp:

Tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn:

Ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc

Tổ quốc / Nhi đồng / Liên hợp quốc

Tổ chức / Lao động / Quốc tế

Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em

Liên minh / Quốc tế / Cứu trợ trẻ em

Tổ chức / Ân xá / Quốc tế

Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển

Đại hội đồng / Liên hợp quốc

Ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc

Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc

Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em

Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển

Lưu ý:

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài (Thụy Điển) viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- Các chữ “về, của” tuy đứng đầu một bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.

Tuần 33 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em (Tuần 33 trang 93-94 Tập 2)

Bài 1: Ghi dấu x vào ô trống trước dòng nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em:

Giải đáp:

Bài 2: Viết:

Giải đáp:

a) Các từ đồng nghĩa với từ trẻ em là: trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, con trẻ,...

b) Đặt câu với một từ tìm được.

- Trẻ em có quyền được yêu thương và chăm sóc.

- Thiếu nhi là mầm non của đất nước

Bài 3: Chép lại một câu văn mà em biết có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.

Giải đáp:

M: Trẻ em như búp trên cành.

- Trẻ em như tờ giấy trắng: so sánh để làm rõ vẻ ngây thơ, trong trắng, ngây thơ của trẻ.

- Trẻ em như nụ hoa mới nở: so sánh để làm bật vẻ đẹp của trẻ.

- Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non: so sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.

Bài 4: Nối thành ngữ, tục ngữ ở bên A với nghĩa của nó ở bên B:

Giải đáp:

A B
a) Trẻ lên ba, cả nhà học nói 1) Lớp già đi trước, có lớp sau thay thế
b) Trẻ người non dạ 2) Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn
c) Trẻ non dễ uốn 3) Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn
d) Tre già măng mọc 4) Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói y
a - 4 b - 3 c - 2 d - 1

Tuần 33
Tập làm văn: Ôn tập về tả người (Tuần 33 trang 94 Tập 2)

Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.

b) Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,... ).

c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

(Chú ý: Đọc gợi ý trong Tiếng Việt 5, tập hai, trang 150 -151. )

Giải đáp:

Lập dàn ý chi tiết tả một bà cụ bán hàng.

1. Mở bài: (Giới thiệu về người mà em định tả)

Bà cụ ở đâu? Em quen biết từ khi nào? Bà cụ để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc?

2. Thân bài:

- Tả ngoại hình:

+ Nhìn dáng vẻ của bà như thế nào?

+ Mái tóc, màu da, gương mặt, hàm răng, bàn tay... của bà ra sao?

- Tả tính tình, hoạt động:

+ Bà cư xử với mọi người như thế nào?

+ Bà bán hàng có đông khách không? Thái độ đối với người mua hàng?

+ Tình cảm của em và lối xóm dành cho bà.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em.

Tuần 33 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Tuần 33 trang 95-96 Tập 2)

Bài 1: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Giải đáp:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dòng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.

Bài 2: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:

Giải đáp:

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một “gia tài” khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….

Bài 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Giải đáp:

Mở đầu cuộc họp, bạn Hằng tổ trưởng, với gương mặt “lạnh lùng” đầy vẻ nghiêm trọng làm cho tất cả thành viên trong tổ “thót tim” khi nói: “Mình có một chuyện rất quan trọng cần thông báo. Đề nghị các bạn "bình tĩnh” nghe mình nói". Vài ý nghĩ khẽ lướt qua đầu chúng tôi, đứa nào cũng phỏng đoán một chuyện chẳng lành và im lặng, chăm chú nghe. Hồng nói tiếp: "Tuần này tổ ta xếp hạng nhất, lại là tổ đạt nhiều điểm tốt nhất, hoàn thành tốt các bài tham dự cuộc thi tìm hiểu về Đội do trường tổ chức. Đúng như lời cô chủ nhiệm đã hứa, chúng ta sẽ được cô dẫn đi ăn kem” Thông báo xong, Hằng làm một bộ điệu rất vui, chúng tôi thở phào, không khí như muốn vỡ òa,... Tổ trưởng lúc nào cũng tạo điều bất ngờ như thế.

Tập làm văn: Tả người (Tuần 33 trang 96 Tập 2)

Tuần 33 Tập làm văn: Tả người (Tuần 33 trang 96 Tập 2)

Đề bài: Chọn một trong các đề bài sau:

1. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em tình cảm tốt đẹp.

2. Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,... ).

3. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

Giải đáp:

Học sinh tham khảo cách lập dàn ý sau (Trình bày thành câu giúp học sinh trình bày lại bằng miệng trên lớp)

Lập dàn ý tả một bà cụ bán hàng.

1. Mở bài:

Em giới thiệu về bà cụ Tư bán tiệm tạp hóa nhỏ gần nhà em: Đó là một bà cụ để lại cho em những tình cảm quyến luyến và yêu quý.

2. Thân bài:

- Tả ngoại hình:

+ Bà Tư năm nay đã lớn tuổi, thân hình nhỏ bé, lưng hơi còng nhưng bà còn rất nhanh nhẹn.

+ Mái tóc bà tự cắt ngắn, bạc trắng. Da mặt bà tuy nhiều nếp nhăn nhưng lại hồng hào, mạnh khỏe. Răng bà đã rụng hết khi bà cười nụ cười móm mém phúc hậu. Bàn tay bà gầy, da nhăn nheo, bán hàng thành thạo.

- Tả tính tình, hoạt động.

+ Bà Tư cư xử rất vui vẻ lại hay quan tâm và để ý tới từng sở thích của khách hàng nên ai cũng vui vẻ, hài lòng.

+ Đặc biệt đối với khách hàng “nhí" như em, bà càng ân cần. Lối xóm ai cũng quý mến bà Tư.

3. Kết bài:

Em rất yêu quý bà Tư, em mong bà mãi mạnh khỏe và vui vẻ bên con cháu.