Trang chủ > Lớp 5 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 5 > Tuần 3 - trang 13 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1

Tuần 3 - trang 13 VBT Tiếng Việt 5 Tập 1

Tuần 3 Chính tả (Tuần 3 trang 13-14 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi: Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Em yêu màu tím

Hoa cà, hoa sim.

Giải đáp:

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Em ……… e m
yêu ……… u
màu ……… a u
tím ……… i m
Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Hoa o a ………
……… a ………
hoa o a ………
sim ……… i m

Bài 2:

Câu hỏi: Từ bài tập trên, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

Giải đáp:

Khi viết một tiếng, dấu thanh cần đặt ở âm chính

Tuần 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân (Tuần 3 trang 14-15-16 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp rồi ghi vào chỗ trống:

(giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, họ sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm)

Giải đáp:

a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí

b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày

c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm

d) Quân nhân: đại úy, trung sĩ

e) Tri thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư

g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học

Bài 2:

Câu hỏi: Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta?

B

Phẩm chất của người Việt Nam

1) Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.
2) Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc.
3) Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ.
4) Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
5) Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.

A

Thành ngữ, tục ngữ

a) Chịu thương chịu khó
b) Dám nghĩ dám làm
c) Muôn người như một
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của)
e) Uống nước nhớ nguồn
Giải đáp:
Các thành ngữ được nối với ý nghĩa như sau:
a - 3b - 5c - 4d - 2e - 1

Bài 3:

Câu hỏi: Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 27)

a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?

b) Đánh dấu x vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”), ví dụ đồng hương (cùng quê), đồng lòng (cùng một ý chí).

c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được:

Giải đáp:

a) Người Việt Nam gọi nhau là đồng bào vì đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

b)


c)

- Ba tôi và ba Nam là đồng đội cũ của nhau.

- Chị tôi hát rất hay nên được chọn vào đội đồng ca của trường.

Tuần 3 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Tuần 3 trang 16-17-18 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi: Đọc bài Mưa rào (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31) và trả lời câu hỏi:

a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?

b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.

c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa

d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?

Trả lời:

a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến:

Mây

- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió

- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.

- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:

Tiếng mưa

- Lúc đầu: lẹt đẹt... lẹt đẹt, lách tách

- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.

Hạt mưa

- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.

- Hạt mưa: ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

Trong mưa

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

+ Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

Sau cơn mưa

- Trời rạng dần.

+ Chim chào mào hót râm ran.

+ Phía đông một mảng trời trong vắt.

+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan đó là thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác. Cụ thể:

- Bằng mắt (thị giác): thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.

- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.

- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.

- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.

Bài 2:

Câu hỏi: Từ những điều em đã quan sát được, hãy viết dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa:

Giải đáp:

Mở bài: Giới thiệu bao quát, quang cảnh bầu trời.

Thân bài: (Tả các bộ phận của cảnh vật)

- Nền trời.

- Mây.

- Gió.

- Sấm, chớp.

- Từng hạt mưa (hình dạng)

- Không khí biến chuyển ra sao?

- Cây cối.

- Các hoạt động của người, vật.

- Dòng nước mưa chảy.

* Nếu tả mưa lâu:

+ Sau cơn mưa quang cảnh ra sao?

+ Hoạt động của người, vật?

+ Nền trời

Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ.

Tuần 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (Tuần 3 trang 18-19 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi: Điền các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cho thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:

Giải đáp:

Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn "đô vật" vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.

Bài 2:

Câu hỏi: Các câu tục ngữ: Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Lá rụng về cội; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng có chung ý nghĩa. Đánh dấu x vào ☐ trước ý giải thích đúng ý nghĩa chung của ba câu tục ngữ trên:

Giải đáp:

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (Tuần 3 trang 18-19 Tập 1) ảnh 1

Bài 3:

Câu hỏi: Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.

Giải đáp:

Nhà em ở gần biển. Em thích cùng mẹ đi dạo trên bờ biển, cảm nhận vị mặn mòi của biển quê hương và nhìn về phía biển.

Biển dữ dội vô cùng nhưng cũng như nàng công chúa đài các, thay đổi xiêm y liên tục. Đó là màu xanh lơ vào buổi sáng, xanh biếc vào buổi trưa như ôm trọn lấy vòm trời xanh thẳm, và màu xanh thẫm vào buổi chiều.

Em yêu màu xanh. Mẹ bảo đó là màu của tuổi trẻ, của hòa bình, của niềm tin và hi vọng... và hơn hết, đó chính là màu của biển quê hương.

Tuần 3 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Tuần 3 trang 19-20-21 Tập 1)

Bài 1:

Câu hỏi: Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh.

Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung của đoạn.

Giải đáp:

Đoạn 1

Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp. Vài bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

Đoạn 2

Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nâu dưới gốc cây hoàng lan ướt lướt thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.

Đàn gà con xinh xắn chíp chíp quanh chân mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.

Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên lá cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.

Đoạn 3

Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn rực rỡ hơn như khoác lên mình bộ áo mới. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.

Đoạn 4

Con đường trước cửa đang khô dần. Xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.

Bài 2:

Câu hỏi: Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.

Hoàn thành phần thân bài.

Đoạn văn tham khảo:

Dọa nạt mãi cuối cùng thì mưa cũng kéo đến. Bầu trời đen kịt, những đám mây nặng nề như kéo thấp vòm trời xuống. Những hạt mưa đầu tiên lộp độp rơi xuống mái nhà, rơi xuống lòng đường, rơi xuống khu vườn. Chỉ trong phút chốc, mặt đất đã phủ một màn mưa trắng xóa. Gió hung hãn quật nghiêng ngả các cành cây. Từng tia chớp lóe lên phụ họa theo trò nghịch ngợm của gió, thỉnh thoảng lại ánh lên vài đường sáng dữ dội, sấm cũng ầm ầm nổi giận... Chừng như tất cả đang thi nhau dương oai. Hạt mưa lúc đầu chỉ là những giọt nước lẻ tẻ lúc này đã xối xả tuôn. Mưa gió làm khí trời mát lạnh. Đường xá vắng tanh, vài chiếc xe máy chạy vụt qua, mấy chiếc xe tải vội vã phóng đi trong màn mưa dày đặc. Chỉ tội đàn gà vụng về. Chúng trú mưa dưới gổc mận trong vườn, mưa gió làm từng cành cây ngả nghiêng, không đủ che cho chúng, lông chúng bết lại với nhau, mắt nhắm nghiền. Con chó mực nằm trước cửa nhà, mõm ghếch lên bệ cửa, mắt lim dim, chừng như khí trời mát mẻ làm giấc ngủ của nó kéo đến.