Trang chủ > Lớp 5 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 5 > Tuần 26 - trang 45 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 26 - trang 45 VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Tuần 26 Chính tả (Tuần 26 trang 45 Tập 2)

a) Chép lại các tên riêng trong câu chuyện Tác giả bài “Quốc tế ca”

Giải đáp:

Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri, Pháp, Công xã Pa-ri, Quốc tế ca

b) Cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?

Giải đáp:

Những tên riêng trên được viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

- Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.

- Tên một cuộc cách mạng và một tác phẩm cũng viết hoa ở chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó.

Tuần 26 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống (Tuần 26 trang 45-46 Tập 2)

Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Giải đáp:

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống (Tuần 26 trang 45-46 Tập 2) ảnh 1

Bài 2: Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, em hãy xếp các từ ngữ cho trong ngoặc đơn vào ba nhóm:

Giải đáp:

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau):

- Truyền thống, truyền nghề, truyền ngôi.

b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết:

- Truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền bá.

c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người:

- Truyền máu, truyền nhiễm

Bài 3: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 3, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 82 những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc; viết vào chỗ trống sau:

Giải đáp:

- Từ ngữ chỉ người:

Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

- Từ ngữ chỉ sự vật:

Nắm tro bếp thuở các Vua Hùng dựng nước, suối tiên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh Gươm giữ thành Hà Nội, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

Tuần 26 Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại (Tuần 26 trang 46-47 Tập 2)

Đề bài: Đọc đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 85). Dựa theo nội dung đoạn trích, em hãy viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:

Giải đáp:

Giữ nghiêm phép nước

Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thời gian: Khoảng gần trưa.

Gợi ý lời đối thoại:

- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.

- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.

- Quân lính áp giải người quân hiệu vào.

- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.

- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.

- Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho ngưòi quân hiệu.

(Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc. )

Trần Thủ Độ:

- (Ngạc nhiên) Phu nhân, nàng sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu:

(ấm ức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!

Trần Thủ Độ:

- Nàng hãy bớt nóng giận đi! Kể cho ta nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu:

Hôm nay thiếp có việc qua cửa Bốc. Có tên quân hiệu nhất định bắt thiếp xuống kiệu, ông nghĩ xem: Thiếp là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ:

- Khoan hãy khóc. Để ta gọi hắn đến xem sao (gọi lính hầu) Quân bay, cho gọi tên quân hiệu đến đây ngay! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.

Lính hầu:

Bẩm, vâng ạ.

(Chỉ một lác sau, tên lính hầu trở về, dẫn theo một người quân hiệu trẻ tuổi, dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng).

Người quân hiệu:

(Lạy chào) Con chào Thái sư và phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ:

Ngẩng mặt lên! Quân hiệu kia, ngươi có biết mặt phu nhân ta không?

Người quân hiệu:

(Vẻ lo lắng) Dạ, bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ:

Ngươi có biết, vậy có đúng là sáng nay người đã chặn kiệu phu nhân ta không?

Người quân hiệu:

Dạ bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ!

Trần Thủ Độ:

(Nổi giận) Giỏi thật! Người biết phu nhân vậy sao còn dám hỗn láo?

Người quân hiệu:

Dạ bẩm, sáng nay, kiệu của phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiện. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ và phu kiệu cứ xô đến, nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư, không được phép cản. Cho nên, con đành lấy gươm ngăn, buộc kiệu phu nhân đi vòng. Bẩm, chuyện là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.

Trần Thủ Độ:

(Gật đầu, tỏ vẻ hài lòng) Ra là thế! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách móc gì ngươi được. (Nói với phu nhân) Nàng hãy thưởng cho anh ta.

Linh Từ Quốc Mẫu:

(Nói với gia nô) Lấy cho ta một tấm lụa và một nén vàng.

Gia nô:

(Gia nô vào rồi mang lụa, vàng ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.

Linh Từ Quốc Mẫu:

(Linh Từ Quốc Mẩu lấy quà từ tay già nô, trao cho quân hiệu) Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.

Người quân hiệu:

(Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân, (tất cả cùng đi vào hạ màn).

Tuần 26 Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (Tuần 26 trang 48-49 Tập 2)

Bài 1:

Giải đáp:

a) Đọc đoạn văn sau, gạch dưới những từ ngữ mà người viết đã dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng):

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Táo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

b) Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (Tuần 26 trang 48-49 Tập 2) ảnh 1

Bài 2: Đọc đoạn văn sau. Gạch dưới từ ngữ lặp lại trong đoạn văn. Thay thế từ ngữ lặp lại bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa, viết vào dòng trống:

Giải đáp:

(1)Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoá). (2)Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. (3)Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. (4)Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

(5) Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. (6)Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. (7)Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông, đất nước.

(2) Người thiếu nữ họ Triệu

(3) Nàng

(4) nàng

(5) Bà Triệu

(6) bà

(7) Bà

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Giải đáp:

Thuở bé, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học ngay cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Vì nhà nghèo nên buổi tối không có đèn, cậu bé bèn bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà đọc sách. Nhờ học say mê và chăm chỉ như vậy nên chẳng bao lâu Khái đỗ tiến sĩ rồi làm quan to cho nhà Lê. Ông còn có công truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nhân dân biết ơn ông nên tôn ông là “Ông tổ nghề thêu”.

Tuần 26 Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật (Tuần 26 trang 50 Tập 2)

Học sinh tự làm